Tâm Với Tâm Sở

Tâm Với Tâm Sở

    VI DIỆU PHÁP HIỆN THỰC TRONG CUỘC SỐNG
    Soạn-giả Tỳ-khưu Hộ-Pháp Dhammarakkhita Bhikkhu (Aggamahāpaṇḍita)

     

    TÂM VỚI TÂM-SỞ

    Khi tâm nào phát sinh luôn luôn có một số tâm-sở tương xứng đồng sinh với tâm ấy.

    * Citta: tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm.

    * Cetasika: tâm-sở gồm có 52 tâm-sở.

    Tiếp theo sẽ trình bày 52 tâm-sở.

    Trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu- pháp-yếu-nghĩa, chương thứ nhì Cetasika- saṅgaha: Tâm-sở yếu-lược gồm có 52 tâm-sở.

    Tâm-sở như thế nào?

    Cetasika: tâm-sở là 1 trong 4 chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) citta, cetasika, rūpa, nibbāna.

    Cetasika: tâm-sở có 52 tâm luôn luôn nương nhờ nơi tâm phát sinh (cittanissitalakkhaṇaṃ).

    Cetasika với citta: tâm-sở với tâm có 4 trạng-thái:

    1- Ekuppāda: đồng sinh với tâm.

    2- Ekanirodha: đồng diệt với tâm.

    3- Ekālambana: đồng đối-tượng với tâm.

    4- Ekavatthuka: đồng nơi sinh với tâm.

    Như vậy, tâm với tâm-sở đồng sinh với nhau, tâm-sở luôn luôn nương nhờ nơi tâm, đồng sinh với tâm. Tâm-sở đơn phương không thể phát sinh, và tâm phát sinh không thể thiếu tâm-sở được.

    Trạng-thái đặc biệt của tâm-sở chân-nghĩa- pháp có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Cittanissitalakkhaṇaṃ có trạng-thái nương nhờ nơi tâm.

    2- Aviyoguppadānarasaṃ có phận sự đồng sinh với tâm.

    3- Ekālambanapaccupaṭṭhānaṃ nhận biết cùng đối-tượng với tâm là quả hiện hữu.

    4- Cittuppādapadaṭṭhānaṃ sự phát sinh của tâm là nguyên-nhân gần phát sinh tâm-sở.

    Tâm và tâm-sở thuộc về danh-pháp (nāma- dhamma), nên tâm với tâm-sở đồng sinh với nhau.

    Tâm (citta) chỉ có một trạng-thái biết đối- tượng mà thôi, tâm-sở (cetasika) có trạng-thái phục vụ hỗ trợ cho tâm biết đối-tượng khác nhau theo năng lực của tâm-sở.

    Tuy tâm-sở có trạng-thái hỗ trợ cho tâm biết đối-tượng như vậy, nhưng tâm vẫn là chủ, là nơi nương nhờ của tâm-sở phát sinh. Tâm với tâm-sở hợp với nhau gọi là sampayuttadhamma.

    SỐ LƯỢNG TÂM-SỞ

    Trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu- pháp-yếu-nghĩa, chương thứ nhất Cittasaṅgaha: Tâm-yếu-lược gồm có 89 hoặc 121 tâm, đó là tính theo 4 loại tâm khác nhau, biết 6 đối-tượng khác nhau, theo 3 cõi-giới khác nhau,... nên phân chia ra có 89 hoặc 121 tâm.

    Thật ra, tâm chỉ có một trạng-thái biết đối- tượng mà thôi.

    * Chương thứ nhì Cetasikasaṅgaha: Tâm-sở- yếu-lược gồm có 52 tâm-sở, đó là tính theo trạng-thái riêng của mỗi tâm-sở.

    Mỗi tâm-sở đều có 4 pháp lakkhaṇādicatuka là lakkhaṇa: trạng-thái, rasa: phận sự, paccupaṭṭhāna: quả hiện hữu, padaṭṭhāna: nguyên-nhân gần phát sinh tâm-sở ấy.

    Cho nên, 52 tâm-sở có 52 trạng-thái riêng của mỗi tâm-sở.

    PHÂN CHIA TÂM-SỞ

    52 tâm-sở phân chia ra làm 3 nhóm:

    1- Aññasamānācetasika: đồng-sinh-toàn-tâm, tuỳ-tâm tâm-sở gồm có 13 tâm-sở.

    2- Akusalacetasika: bất-thiện tâm-sở gồm có 14 tâm-sở.

    3- Sobhaṇacetasika: tịnh-hảo tâm-sở gồm có 25 tâm-sở.

    I- AÑÑASAMĀNĀCETASIKA: ĐỒNG-SINH TOÀN-TÂM, TUỲ-TÂM TÂM-SỞ

    Aññasamānacetasika: đồng-sinh-toàn-tâm, tuỳ- tâm tâm-sở gồm có 13 tâm-sở chia ra 2 loại:

    - Sabbacittasādhāraṇacetasika:đồng-sinh toàn- tâm tâm-sở có 7 tâm-sở.

    - Pakiṇṇakacetasika: đồng-sinh tuỳ-tâm tâm- sở có 6 tâm-sở.

    - Sabbacittasādhāraṇacetasika: đồng-sinh toàn- tâm1 tâm-sở có 7 tâm-sở:

    1- Phassacetasika: xúc tâm-sở.

    2- Vedanācetasika: thọ tâm-sở.

    3- Saññācetasika: tưởng tâm-sở.

    4- Cetanācetasika: tác-ý tâm-sở.

    5- Ekaggatācetasika: nhất-tâm tâm-sở.

    6- Jīvitindriyacetasika: danh-mạng-chủ tâm-sở.

    7- Manasikāracetasika: chú-ý tâm-sở.

    Bảy tâm-sở này đồng sinh với tất cả các tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm.

    - Pakiṇṇakacetasika: đồng-sinh tuỳ-tâm tâm-sở có 6 tâm-sở:

    1- Vitakkacetasika: hướng-tâm tâm-sở.

    2- Vicāracetasika: quan-sát tâm-sở.

    3- Adhimokkhacetasika: quyết-định tâm-sở.

    4- Vīriyacetasika: tinh-tấn tâm-sở.

    5- Pīticetasika: hỷ tâm-sở.

    6- Chandacetasika: nguyện-vọng tâm-sở.

    Sáu tâm-sở này đồng sinh rải rác tuỳ theo các tâm hợp với nhau được.

    II- AKUSALACETASIKA: BẤT-THIỆN TÂM-SỞ

    Bất-thiện tâm-sở gồm có 14 tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm, chia ra 5 nhóm:

    A- Mocatukacetasika: nhóm si có 4 tâm-sở:

    1- Mohacetasika: si tâm-sở.

    2- Ahirikacetasika: không-hổ-thẹn tâm-sở.

    3- Anottappacetasika: không-ghê-sợ tâm-sở.

    4- Uddhaccacetasika: phóng-tâm tâm-sở.

    Bốn tâm-sở này đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

    B- Lotikacetasika: nhóm tham có 3 tâm-sở:

    1- Lobhacetasika: tham tâm-sở.

    2- Diṭṭhicetasika: tà-kiến tâm-sở.

    3- Mānacetasika: ngã-mạn tâm-sở.

    Ba tâm-sở này đồng sinh với 8 tham-tâm.

    C- Dosatukacetasika: nhóm sân có 4 tâm-sở:

    1- Dosacetasika: sân tâm-sở.

    2- Issācetasika: ganh-tỵ tâm-sở.

    3- Macchariyacetasika: keo-kiệt tâm-sở.

    4- Kukkuccacetasika: hối-hận tâm-sở.

    Bốn tâm-sở này đồng sinh với 2 sân-tâm.

    D- Thīdukacetasika: nhóm buồn có 2 tâm-sở:

    1- Thīnacetasika: buồn-chán tâm-sở.

    2- Middhacetasika: buồn-ngủ tâm-sở.

    Hai tâm-sở này đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động.

    Đ-Vicikicchācetasika: nhóm nghi có 1 tâm-sở:

    1- Vicikicchācetasika: hoài-nghi tâm-sở chỉ đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi mà thôi.

    III- SOBHAṆACETASIKA: TỊNH-HẢO TÂM-SỞ

    Tịnh-hảo tâm-sở gồm có 25 tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, chia ra 4 loại:

    1- Sobhaṇasādhāraṇacetasika có 19 tâm-sở.

    2- Viraticetasika có 3 tâm-sở.

    3- Appamaññācetasika có 2 tâm-sở.

    4- Paññindriyacetasika có 1 tâm-sở.

    1- Sobhaṇasādhāraṇacetasika: đồng-sinh toàn- tâm-tịnh-hảo tâm-sở có 19 tâm-sở:

    1- Saddhācetasika: tín tâm-sở.

    2- Saticetasika: niệm tâm-sở.

    3- Hirīcetasika: hổ-thẹn tâm-sở.

    4- Ottappacetasika: ghê-sợ tâm-sở.

    5- Alobhacetasika: vô-tham tâm-sở.

    6- Adosacetasika: vô-sân tâm-sở.

    7-Tatramajjhattatācetasika: trung-dung tâm-sở.

    8- Kāyapassaddhicetasika: tam-uẩn an-tịnh tâm-sở.

    9- Cittapassaddhicetasika: thức-uẩn an-tịnh tâm-sở.

    10- Kāyalahutācetasika: tam-uẩn nhẹ-nhàng tâm-sở.

    11- Cittalahutācetasika: thức-uẩn nhẹ-nhàng tâm-sở.

    12- Kāyamudutācetasika: tam-uẩn mềm-mại tâm-sở.

    13- Cittamudutācetasika: thức-uẩn mềm-mại tâm-sở.

    14- Kāyakammaññatācetasika: tam-uẩn uyển-chuyển tâm-sở.

    15- Cittakammaññatācetasika: thức-uẩn uyển- chuyển tâm-sở.

    16- Kāyapāguññatācetasika: tam-uẩn thuần- thục tâm-sở.

    17- Cittapāguññatācetasika: thức-uẩn thuần- thục tâm-sở.

    18- Kāyujukatācetasika: tam-uẩn ngay-thật tâm-sở.

    19- Cittujukatācetasika: thức-uẩn ngay-thật tâm-sở.

    19 tâm-sở này đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh- hảo-tâm.

    2- Viraticetasika: chế ngự tâm-sở có 3 tâm-sở:

    1- Sammāvācācetasika: chánh-ngữ tâm-sở.

    2- Sammākammantacetasika: chánh-nghiệp tâm-sở.

    3- Sammā ājīvacetasika: chánh-mạng tâm-sở.

    Ba tâm-sở này đồng sinh với 8 dục-giới thiện- tâm và 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

    3- Appamaññācetasika: vô-lượng tâm-sở có 2 tâm-sở:

    1- Karuṇācetasika: bi tâm-sở.

    2- Muditācetasika: hỷ tâm-sở.

    Hai tâm-sở này đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm và đệ-nhất-thiền sắc-giới, đệ- nhị-thiền sắc-giới, đệ-tam-thiền sắc-giới, đệ-tứ- thiền sắc-giới.

    4- Paññindriyacetasika có 1 tâm-sở

    1- Paññindriyacetasika: tuệ-chủ tâm-sở đồng sinh với 12 dục-giới tịnh-hảo-tâm hợp với trí- tuệ, 15 sắc-giới-tâm, 12 vô-sắc-giới-tâm, 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

    GIẢNG GIẢI 52 TÂM-SỞ

    Tâm-sở gồm có 52 tâm-sở chia 3 nhóm:

    1- Aññasamānacetasika: đồng-sinh toàn-tâm, tuỳ-tâm tâm-sở gồm có 13 tâm-sở.

    2- Akusalacetasika: bất-thiện tâm-sở gồm có 14 tâm-sở.

    3- Sobhaṇacetasika: tịnh-hảo tâm-sở gồm có 25 tâm-sở.

    AÑÑASAMĀNACETASIKA GỒM CÓ 13 TÂM-SỞ

    1- Aññasamānacetasika gồm có 13 tâm-sở này đồng sinh cùng với cả akusalacetasika lẫn sobhaṇacetasika.

    Còn akusalacetasika không đồng sinh cùng với sobhaṇacetasika và sobhaṇacetasika cũng không đồng sinh cùng với akusalacetasika.

    Aññasamānacetasika gồm có 13 tâm-sở này chia ra 2 loại:

    1- Sabbacittasādhāraṇacetasika: đồng-sinh toàn-tâm tâm-sở có 7 tâm-sở.

    2-Pakiṇṇakacetasika: đồng-sinh tuỳ-tâm tâm- sở có 6 tâm-sở.

    1.1- Sabbacittasādhāraṇacetasika

    Sabbacittasādhāraṇacetasika: đồng-sinh toàn- tâm tâm-sở có 7 tâm-sở đồng sinh với tất cả 89 hoặc 121 tâm. 7 tâm-sở là:

    1- Phassacetasika: xúc tâm-sở là tâm-sở tiếp xúc với đối-tượng.

    Trạng-thái riêng biệt của phassacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Phussanalakkhaṇo tiếp xúc với đối-tượng là trạng-thái của xúc tâm-sở.

    2- Saṅghaṭṭanaraso liên kết 3 pháp là đối- tượng, môn, thức-tâm lại với nhau là phận sự của xúc tâm-sở.

    3- Sannipātapaccupaṭṭhāno sự tụ hội lại với nhau là quả hiện hữu của xúc tâm-sở.

    4- Āpātagatavisayapadaṭṭhāno tiếp cận trực tiếp với đối-tượng là nguyên-nhân gần phát sinh phassacetasika.

    Phassacetasika: xúc tâm-sở có trạng-thái tiếp xúc với đối-tượng. Xúc tâm-sở thuộc về danh- pháp có phận sự liên kết đối-tượng với môn, để thức-tâm phát sinh. Liên kết như sau:

    - Đối-tượng sắc tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc để nhãn-thức-tâm phát sinh nhìn thấy đối-tượng sắc.

    - Đối-tượng âm-thanh tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc để nhĩ-thức-tâm phát sinh nghe đối-tượng âm-thanh, v.v...

    Cho nên, phassa có 6 loại:

    1- Cakkhusamphassa: nhãn-xúc.

    2- Sotasamphassa: nhĩ-xúc.

    3- Ghānasamsamphassa: tỷ-xúc.

    4- Jivhāsamphassa: thiệt-xúc.

    5- Kāyasamphassa: thân-xúc.

    6- Manosamphassa: ý-xúc.

    * Xúc tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

    2- Vedanācetasika: thọ tâm-sở là tâm-sở cảm thọ trong đối-tượng.

    Trạng-thái riêng biệt của vedanācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Vedayitalakkhaṇā cảm thọ đối-tượng là trạng-thái của thọ tâm-sở.

    2- Anubhavanarasā hưởng vị của đối-tượng là phận sự của thọ tâm-sở.

    3- Sukhadukkhapaccupaṭṭhānā cảm thọ lạc hoặc khổ là quả hiện hữu của thọ tâm-sở.

    4- Phassapadaṭṭhānā có phassa là nguyên- nhân gần phát sinh vedanācetasika.

    Vedanācetasika: thọ tâm-sở nhận biết hoặc cảm thọ trong đối-tượng, nếu phân loại theo cảm thọ trong đối-tượng tốt, đối-tượng xấu, đối-tượng trung bình, không tốt không xấu thì có 3 loại thọ:

    1- Cảm thọ an-lạc trong đối-tượng tốt gọi là sukhavedanā: thọ lạc.

    2- Cảm thọ khổ trong đối-tượng xấu gọi là dukkhavedanā: thọ khổ.

    3- Cảm thọ không lạc không khổ trong đối- tượng trung bình gọi là adukkhamasukha- vedanā: thọ không khổ không lạc.

    Phân loại thọ có 3 loại theo đối-tượng gọi là ārammaṇānubhavanalakkhaṇanaya.

    Nhưng nếu phân loại theo thân và tâm cảm thọ trong đối-tượng thì có 5 loại thọ:

    * Thân có 2 loại thọ:

    - Thân an-lạc gọi là sukhavedanā: thọ lạc.

    - Thân đau khổ gọi là dukkhavedanā: thọ khổ.

    * Tâm có 3 loại thọ:

    - Tâm an-lạc gọi là somanassavedanā: thọ hỷ.

    - Tâm đau khổ gọi là domanassavedanā: thọ ưu.

    - Tâm không khổ không lạc gọi là upekkhā-vedanā: thọ xả, thọ không khổ không lạc.

    Phân loại thọ có 5 loại theo thân và tâm làm chủ gọi là Indriyabhedanaya: phân loại theo thân và tâm chủ.

    Vedanā có 6 loại:

    1-Cakkhusamphassajāvedanā: nhãn-xúc sinh thọ

    2- Sotasamphassajāvedanā: nhĩ-xúc sinh thọ.

    3- Ghānasamphassajāvedanā: tỷ-xúc sinh thọ.

    4- Jivhāsamphassajāvedanā: thiệt-xúc sinh thọ.

    5- Kāyasamphassajāvedanā: thân-xúc sinh thọ.

    6- Manosamphassajāvedanā: ý-xúc sinh thọ.

    * Vedanācetasika: thọ tâm-sở là một uẩn gọi là vedanākkhandha: thọ-uẩn.

    * Thọ tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

    3- Saññācetasika: tưởng tâm-sở là tâm-sở tưởng nhớ trong đối-tượng.

    Trạng-thái riêng biệt của saññācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Sañjānanalakkhaṇā tưởng nhớ đối-tượng là trạng-thái của tưởng tâm-sở.

    2- Paccābhiññāṇarasakā trước đã làm dấu tích, sau ghi nhớ lại là phận sự của tưởng tâm-sở.

    3- Yathāgayha nimittābhinivesakaraṇapaccupaṭ- ṭhānā tưởng nhớ lại được dấu tích đã có từ trước như vậy là quả hiện hữu của tưởng tâm-sở.

    4- Yathā upaṭṭhitavisayapadaṭṭhānā đối-tượng hiện hữu đúng như vậy là nguyên-nhân gần phát sinh saññācetasika.

    Saññācetasika: tưởng tâm-sở ghi nhớ lại 6 đối- tượng:

    1- Rūpasaññā: sắc-tưởng.

    2- Saddasaññā: thanh-tưởng.

    3- Gandhasaññā: hương-tưởng.

    4- Rasasaññā: vị-tưởng.

    5 - Phoṭṭhabbasaññā: xúc-tưởng.

    6- Dhammasaññā: pháp-tưởng.

    * Saññācetasika: tưởng tâm-sở là một uẩn gọi là saññākkhandha: tưởng-uẩn.

    * Tưởng tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

    4- Cetanācetasika: tác-ý tâm-sở là tâm-sở tác động tâm với tâm-sở đồng sinh tạo tác theo ý định.

    Trạng-thái riêng biệt của cetanācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Cetayitalakkhaṇā tác-động là trạng-thái của tác-ý tâm-sở.

    2- Āyūhanarasā cố gắng tinh-tấn tạo tác là phận sự của tác-ý tâm-sở.

    3- Saṃvidhānapaccupaṭṭhānā sự sắp đặt điều hành là quả hiện hữu của tác-ý tâm-sở.

    4- Sesakhandhapadaṭṭhānā 3 uẩn còn lại là thọ-uẩn, tưởng-uẩn, thức-uẩn là nguyên-nhân gần phát sinh cetanācetasika.

    Cetanācetasika: tác-ý tâm-sở có trạng-thái tác- động tâm với tâm-sở đồng sinh tạo tác theo ý định.

    Cetanācetasika tác-ý tâm-sở thuộc về hành- uẩn (saṅkhārakkhandha), khi hành-uẩn phát sinh thì có 3 uẩn còn lại (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, thức- uẩn) đồng sinh với nhau.

    Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

    * Nếu khi cetanācetasika: tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm thì tạo 12 bất-thiện-nghiệp.

    * Nếu tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 hoặc 20 siêu-tam-giới thiện-tâm thì tạo thiện-nghiệp tuỳ theo mỗi loại tâm.

    Như Đức-Phật dạy:

    “Cetanā’haṃ bhikkhave, kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā.(1)

    - Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý rồi tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

    Vì vậy, Như-lai dạy: “tác-ý gọi là nghiệp”.

    5- Ekaggatācetasika: nhất-tâm tâm-sở là tâm-sở định-tâm trong đối-tượng.

    Trạng-thái riêng biệt của ekaggatācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Avisāralakkhaṇā định-tâm trong đối-tượng là trạng-thái của nhất-tâm tâm-sở.

    2- Sampiṇḍanarasā gom các pháp tâm với tâm- sở đồng sinh là phận sự của nhất-tâm tâm-sở.

    3- Upasamapaccupaṭṭhānā sự an tịnh là quả hiện hữu của nhất-tâm tâm-sở.

    4- Sukhapadaṭṭhānā thọ lạc là nguyên-nhân gần phát sinh ekaggatācetasika.

    Ekaggatācetasika: nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với dục-giới-tâm, thì định-tâm trong 6 đối-tượng.

    * Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với sắc- giới-tâm, vô-sắc-giới-tâm, thì chỉ có một đối- tượng thiền-định duy nhất mà thôi.

    * Khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với siêu- tam-giới-tâm thì chỉ có đối-tượng Niết-bàn siêu- tam-giới mà thôi.

    * Nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc121 tâm

    6- Jīvitindriyacetasika: danh-mạng-chủ tâm-sở là tâm-sở giữ gìn, bảo hộ tâm với tâm-sở đồng sinh được duy trì mãi mãi.

    Trạng-thái riêng biệt của jīvitindriyacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Sahajātānaṃ anupālanalakkhaṇaṃ giữ gìn, bảo hộ các danh-pháp, sắc-pháp đồng sinh là trạng-thái của danh-mạng-chủ tâm-sở.

    2- Sahajātānaṃ pavattanarasaṃ giữ gìn và tiến triển các danh-pháp, sắc-pháp đồng sinh là phận sự của danh-mạng-chủ tâm-sở.

    3- Sahajātānaṃ thapanapaccupaṭṭhānaṃ duy trì được các danh-pháp, sắc-pháp đồng sinh là quả hiện hữu của danh-mạng-chủ tâm-sở.

    4- Yāpetabbapadaṭṭhānaṃ giữ gìn, nuôi dưỡng sinh mạng là nguyên-nhân gần phát sinh jīvitindriyacetasika.

    Jīvitindriyacetasika: danh-mạng-chủ tâm-sở có phận sự giữ gìn, bảo hộ các tâm với tâm-sở đồng sinh được duy trì mãi.

    * Danh-mạng-chủ tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

    7- Manasikāracetasika: chú-ý tâm-sở là tâm- sở liên kết tâm và tâm-sở với đối-tượng.

    Ví như khi đối-tượng sắc tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc, nên cakkhuviññāṇa: nhãn-thức-tâm phát sinh có chú- ý tâm-sở đồng sinh với nhãn-thức-tâm ấy, v.v...

    Trạng-thái riêng biệt của manasikāracetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Sāraṇalakkhaṇo làm cho tâm với tâm-sở đồng sinh chú ý đến đối-tượng là trạng-thái của chú-ý tâm-sở.

    2- Sampayojanaraso liên kết tâm và tâm-sở đồng sinh với đối-tượng là phận sự của chú-ý tâm-sở.

    3- Ālambābhimukhībhāvapaccupaṭṭhāno làm cho tâm và tâm-sở đồng sinh luôn luôn hướng trực tiếp đến đối-tượng là quả hiện hữu của chú- ý tâm-sở.

    4- Ālambāṇapadaṭṭhāno đối-tượng (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai, ngoài 3 thời) là nguyên-nhân gần phát sinh manasikāracetasika.

    * Chú-ý tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

    Như vậy, 7 tâm-sở này đều đồng sinh với tất cả hoặc 121 tâm cả thảy, không ngoại trừ tâm nào.

    1.2- Pakiṇṇakacetasika

    Pakiṇṇakacetasika: đồng-sinh-tuỳ-tâm tâm- sở có 6 tâm-sở. Tâm-sở này đồng sinh với tâm thích hợp và không đồng sinh với tâm không thích hợp rải rác trong bất-thiện-tâm, thiện-tâm, quả-tâm, duy-tác-tâm, bất-tịnh-hảo-tâm, tịnh- hảo-tâm, tam-giới-tâm, siêu-tam-giới-tâm.

    Pakiṇṇakacetasika đồng-sinh-tuỳ-tâm tâm-sở không phải đồng sinh toàn tâm như sabbacitta- sādhāraṇacetasika.

    Pakiṇṇakacetasika: đồng-sinh-tuỳ-tâm tâm-sở có 6 tâm-sở như sau:

    1- Vitakkacetasika: hướng-tâm tâm-sở là tâm- sở hướng-tâm đế n đối-tượng, nghĩa là tâm-sở này cùng với tâm và các tâm-sở khác suy tưởng trong đối-tượng.

    Trạng-thái riêng biệt của vitakkacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Abhiniropanalakkhaṇo hướng tâm suy xét đến đối-tượng là trạng-thái của hướng-tâm tâm-sở.

    2- Āhanappariyāhanaraso làm cho tâm tiếp xúc nơi đối-tượng là phận sự của hướng-tâm tâm-sở.

    3- Ānayapaccupaṭṭhāno dẫn tâm trú trong đối- tượng là quả hiện hữu của hướng-tâm tâm-sở.

    4- Sesakhandhapadaṭṭhāno(2) 3 uẩn còn lại (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn) là nguyên-nhân gần phát sinh vitakkacetasika.

    * Vitakkacetasika: hướng-tâm tâm-sở có trạng- thái hướng tâm đến 6 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

    Vitakka có trong các pháp

    * Vitakka có trong 3 tà-tư-duy:

    - Kāmavitakka: tư-duy trong ngũ-dục (sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục).

    - Byāpādavitakka: tư-duy làm khổ người.

    - Vihiṃsavitakka: tư-duy làm hại người.

    * Vitakka có trong 3 chánh-tư-duy:

    - Nekkhammavitakka: tư-duy thoát ra khỏi ngũ-dục.

    - Abyāpādavitakka: tư-duy không làm khổ người.

    - Avihiṃsavitakka: tư-duy không làm hại người.

    * Vitakkacetasika: hướng-tâm tâm-sở là 1 trong 5 chi thiền (jhānaṅga) của đệ-nhất-thiền sắc-giới-tâm, có đối-tượng thiền-định.

    * Vitakkacetasika: hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với 55 tâm:

    - 12 bất-thiện-tâm.

    - 8 vô-nhân-tâm (trừ 10 thức-tâm).

    - 24 dục-giới tịnh-hảo-tâm.

    - 3 đệ-nhất-thiền sắc-giới-tâm.

    - 8 đệ-nhất-thiền siêu-tam-giới-tâm.

    Gồm có 55 tâm.

    * Vitakkacetasika: hướng-tâm tâm-sở không sinh trong 66 tâm:

    - 10 thức-tâm thuộc về vô-nhân-tâm, bởi vì đối-tượng rõ ràng.

    - 3 đệ-nhị-thiền, 3 đệ-tam-thiền, 3 đệ-tứ-thiền, 3 đệ-ngũ-thiền sắc-giới-tâm, bởi vì vitakka là chi thiền thô.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - 8 đệ-nhị-thiền, 8 đệ-tam, 8 đệ-tứ, 8 đệ-ngũ-thiền siêu-tam-giới-tâm.

    2- Vicāracetasika: quan-sát tâm-sở là tâm-sở quan-sát nơi đối-tượng, nghĩa là tâm-sở này cùng với tâm và tâm-sở đồng sinh quan-sát nơi đối-tượng.

    Trạng-thái riêng biệt của vicāracetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Anumajjanalakkhaṇo dõi theo quan-sát nơi đối-tượng là trạng-thái của quan-sát tâm-sở.

    2- Sahajātānuyojanaraso làm cho các pháp đồng sinh cùng hợp nơi đối-tượng là phận sự của quan-sát tâm-sở.

    3- Anuppabandhapaccupaṭṭhāno gắn bó tâm với tâm-sở nơi đối-tượng là quả hiện hữu của quan-sát tâm-sở.

    4- Sesakhandhattayapadaṭṭhāno 3 uẩn còn lại (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn) là nguyên-nhân gần phát sinh vicāracetasika.

    * Vicāracetasika: quan-sát tâm-sở có trạng- thái quan-sát nơi 6 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

    * Vicāracetasika: quan-sát tâm-sở là 1 trong 5 chi thiền (jhānaṅga) của đệ-nhất và đệ-nhị-thiền sắc-giới-tâm có đối-tượng-thiền-định.

    * Vicāracetasika: quan-sát tâm-sở đồng sinh với 66 tâm:

    - 12 bất-thiện-tâm.

    - 8 vô-nhân-tâm (trừ 10 thức-tâm).

    - 24 dục-giới tịnh-hảo-tâm.

    - 3 đệ-nhất-thiền, 3 đệ-nhị-thiền sắc-giới-tâm.

    - 8 đệ-nhất-thiền, 8 đệ-nhị-thiền siêu-tam-giới-tâm, gồm có 66 tâm.

    * Vicāracetasika: quan-sát tâm-sở không sinh trong 55 tâm:

    - 10 thức-tâm thuộc về vô-nhân-tâm.

    - 3 đệ-tam-thiền, 3 đệ-tứ-thiền, 3 đệ-ngũ-thiền sắc-giới-tâm, bởi vì vicāra là chi thiền thô.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - 8 đệ-tam-thiền, 8 đệ-tứ-thiền, 8 đệ-ngũ-thiền siêu-tam-giới-tâm.

    * Vitakka và vicāra là 2 chi thiền, mỗi chi- thiền có tính chất thô và vi-tế được ví dụ như sau:

    Đánh chuông phát ra tiếng chuông đầu tiên thô, ví như vitakka, tiếp theo tiếng chuông ngân vi-tế, ví như vicāra.

    3- Adhimokkhacetasika: quyết-định tâm-sở là tâm-sở không hoài-nghi, quyết-định tuyệt đối trong đối-tượng, dù đối-tượng tốt hoặc xấu, hành ác hoặc hành thiện, cũng quyết-định được do năng lực của adhimokkhacetasika.

    Trạng-thái riêng biệt của adhimokkhacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Sanniṭṭhānalakkhaṇo quyết-định tuyệt đối là trạng-thái của quyết-định tâm-sở.

    2- Asaṃsappanaraso quyết tâm không lay chuyển trong đối-tượng là phận sự của quyết-định tâm-sở.

    3- Vinicchayapaccupaṭṭhāno sự quyết-định chắc chắn là quả hiện hữu của quyết-định tâm-sở.

    4- Sanniṭṭheyyapadaṭṭhāno pháp nên quyết-định là nguyên-nhân gần phát sinh adhimokkhacetasika.

    Trong bộ Visuddhimagga, adhimokkha nghĩa là quyết tâm tin tưởng. Adhimokkha này ngược lại với hoài-nghi, bởi vì vicikicchā có trạng-thái nghi ngờ trong đối-tượng, còn adhimokkha quyết tâm tin tưởng trong đối-tượng.

    * Adhimokkhacetasika: quyết-định tâm-sở đồng sinh với 78 hoặc 110 tâm:

    - 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với hoài-nghi).

    -  8 vô-nhân-tâm (trừ 10 thức-tâm).

    -  24 dục-giới tịnh-hảo-tâm.

    -  15 sắc-giới-tâm.

    -  12 vô-sắc-giới-tâm.

    -  8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm, gồm có 78 hoặc 110 tâm.

    * Adhimokkhacetasika: quyết-định tâm-sở không đồng sinh với 11 tâm:

    - 1 si-tâm hợp với hoài-nghi.

    - 10 thức-tâm thuộc về vô-nhân-tâm.

    4- Vīriyacetasika: tinh-tấn tâm-sở là tâm-sở cố gắng tinh-tấn không ngừng theo đối-tượng, nghĩa là kiên trì chịu đựng mọi sự khó khăn, không thoái chí nản lòng trong công việc thiện hoặc bất thiện.

    Trạng-thái riêng biệt của vīriyacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Ussāhalakkhaṇaṃ kiên trì chịu đựng mọi sự khó khăn là trạng-thái của tinh-tấn tâm-sở.

    2- Upathambhanarasaṃ hỗ trợ các pháp tâm với tâm-sở đồng sinh tinh-tấn, không thoái chí nản lòng là phận sự của tinh-tấn tâm-sở.

    3- Asaṃsīdanapaccupaṭṭhānaṃ không thoái chí nản lòng là quả hiện hữu của tinh-tấn tâm-sở.

    4- Saṃvegapadaṭṭhānaṃ có sự động tâm do 8 pháp động tâm (sinh, lão, bệnh, tử, khổ trong cõi

    ác-giới, khổ tử sinh luân-hồi trong thời quá-khứ, khổ tử sinh luân-hồi trong thời vị-lai, khổ trong kiếp-hiện-tại) là nguyên-nhân gần phát sinh vīriya- cetasika.

    * Vīriyacetasika: tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 73 hoặc 105 tâm:

    - 12 bất-thiện-tâm.

    - Ý-môn-hướng-tâm.

    - Tâm mỉm cười của bậc Thánh-A-ra-hán.

    - 24 dục-giới tịnh-hảo-tâm.

    - 15 sắc-giới-tâm.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm, gồm có 73 hoặc 105 tâm.

    * Vīriyacetasika: tinh-tấn tâm-sở không đồng sinh với 16 tâm:

    - 16 vô-nhân-tâm (trừ ý-môn-hướng-tâm và tâm mỉm cười của bậc Thánh-A-ra-hán).

    5- Pīticetasika: hỷ tâm-sở là tâm-sở hoan-hỷ trong đối-tượng.

    Trạng-thái riêng biệt của pīticetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Sampiyāyanalakkhaṇā hoan-hỷ trong đối- tượng là trạng-thái của hỷ tâm-sở.

    2- Kāyacittapīṇanarasā làm cho thân và tâm an-lạc sung sướng là phận sự của hỷ tâm-sở.

    3- Odagyapaccupaṭṭhānā cảm giác vui mừng khôn xiết là quả hiện hữu của hỷ tâm-sở.

    4- Sesakhandhapadaṭṭhāno có 3 uẩn còn lại (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn) là nguyên-nhân gần phát sinh pīticetasika.

    Người nào khi pīti hỷ phát sinh, người ấy có cảm giác vui mừng, mặt mày hớn hở, thân và tâm an-lạc, không cảm giác mệt mỏi, đó là trạng-thái của pīti hỷ. Cho nên, pīticetasika phát sinh cần phải nương nhờ thọ-uẩn, tưởng-uẩn, thức-uẩn là nguyên-nhân gần.

    Pīticetasika phát sinh chỉ nương nhờ sukha- vedanā: thọ lạc mà thôi, cho nên pīti và sukha có trạng-thái khác nhau. Tuy nhiên pīti phát sinh nơi nào, sukha cũng phát sinh nơi ấy, nhưng sukha phát sinh nơi nào, pīti có thể không phát sinh nơi ấy. Pīticetasika có trạng-thái tương tự như somanassavedanā (thọ hỷ), nhưng pīti- cetasika không giống somanassavedanā, bởi vì pīticetasika thuộc về hành-uẩn, còn somanassa- vedanā thuộc về thọ-uẩn.

    Pīticetasika có 5 loại:

    1- Khuddakāpīti: hỷ chút ít cảm giác nổi da gà.

    2- Khaṇikāpīti: hỷ mỗi sát-na cảm nhận như tia chớp.

    3- Okkantikāpīti: hỷ có trạng-thái rung người qua lại như ngồi trên thuyền có sóng nhấp nhô.

    4- Ubbegāpīti: hỷ có trạng-thái làm cho thân tâm nhẹ nhàng bay bổng lên.

    5- Pharaṇāpīti: hỷ có trạng-thái tỏa khắp toàn thân, tâm an-lạc trong thời gian lâu.

    * Pīti là 1 chi thiền sắc-giới-tâm.

    * Pīticetasika: hỷ tâm-sở đồng sinh với 51 tâm

    - 4 tham-tâm đồng sinh với hỷ.

    - 1 suy-xét-tâm đồng sinh với hỷ.

    - 1 tâm mỉm cười của bậc Thánh A-ra-hán.

    - 12 dục-giới tịnh-hảo-tâm đồng sinh với hỷ.

    - 3 đệ-nhất-thiền, 3 đệ-nhị-thiền, 3 đệ-tam-thiền sắc-giới-tâm.

    - 8 đệ-nhất-thiền, 8 đệ-nhị-thiền, 8 đệ-tam-thiền siêu-tam-giới-tâm.

    Gồm có 51 tâm.

    * Pīticetasika: hỷ tâm-sở không đồng sinh với 70 tâm:

    - 4 tham-tâm đồng sinh với xả.

    - 2 sân-tâm.

    - 2 si-tâm.

    - 14 vô-nhân-tâm đồng sinh với xả.

    - 2 thân-thức-tâm.

    - 12 dục-giới tịnh-hảo-tâm đồng sinh với xả.

    - 3 đệ-tứ-thiền, 3 đệ-ngũ-thiền sắc-giới-tâm.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - 8 đệ-tứ-thiền, 8 đệ-ngũ-thiền siêu-tam-giới-tâm.

    6- Chandacetasika: nguyện-vọng tâm-sở là tâm-sở mong muốn tha thiết trong đối-tượng.

    Trạng-thái riêng biệt của chandacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Kattukamyatālakkhaṇo mong ước trong đối- tượng là trạng-thái của nguyện-vọng tâm-sở.

    2- Ārammaṇapariyesanaraso tìm kiếm đối- tượng là phận sự của nguyện-vọng tâm-sở.

    3-Atthikyapaccupaṭṭhāno mong ước nơi đối- tượng là quả hiện hữu của nguyện-vọng tâm-sở.

    4- Ālambanapadaṭṭhāno đối-tượng ấy là nguyên-nhân gần phát sinh chandacetasika.

    Chandacetasika nguyện-vọng tâm-sở có trạng-thái mong ước để biết đối-tượng.

    Ví như:

    - Mong ước có đối-tượng sắc để thấy.

    - Mong ước có đối-tượng âm-thanh để nghe.

    - Mong ước có đối-tượng hương để ngửi.

    - Mong ước có đối-tượng vị để nếm, v.v...

    Nếu mong ước đối-tượng nào thì tìm kiếm đối-tượng ấy, để thưởng thức đối-tượng theo tâm mong ước của mình.

    Chandacetasika: nguyện-vọng tâm-sở với lobhacetasika: tham tâm-sở có trạng-thái mong ước nơi đối-tượng gần tương tự nhau, nhưng sự mong ước đối-tượng của chandacetasika khác với sự mong ước đối-tượng của lobhacetasika.

    Sự mong ước của chandacetasika không chấp-thủ trong đối-tượng, còn sự mong ước của lobhacetasika chấp-thủ trong đối-tượng.

    Ví dụ: Hai người: một người mong ước dùng món ăn ngon với lobhacetasika, dùng xong phát sinh tham-tâm chấp-thủ trong vị ngon.

    Một người mong ước dùng món thuốc trị bệnh với chandacetasika, khi hết bệnh, không phát sinh tâm chấp-thủ trong món thuốc ấy nữa.

    * Chandacetasika: nguyện-vọng tâm-sở đồng sinh với 69 hoặc 101 tâm:

    - 10 bất-thiện-tâm (trừ 2 si-tâm).

    - 24 dục-giới tịnh-hảo-tâm.

    - 15 sắc-giới-tâm.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm, gồm có 69 hoặc 101 tâm.

    * Chandacetasika: nguyện-vọng tâm-sở không đồng sinh với 20 tâm:

    - 2 si-tâm.

    - 18 vô-nhân-tâm.

    * Pakiṇṇakacetasika đồng-sinh tuỳ-tâm tâm-sở có 6 tâm-sở: vitakkacetasika, vicāracetasika, adhimokkhacetasika, vīriyacetasika, pīticetasika, chandacetasika là tâm-sở đồng sinh rải rác tuỳ tâm nào thích hợp, không đồng sinh với tâm không thích hợp.

    AKUSALACETASIKA: BẤT-THIỆN TÂM-SỞ

    Akusalacetasika: bất-thiện tâm-sở là loại ác- tâm-sở, khi đồng sinh với tâm nào thì làm cho tâm ấy bị ô nhiễm, nóng nảy, tâm ấy trở thành bất-thiện-tâm.

    Akusalacetasika: bất-thiện tâm-sở có 14 tâm- sở chỉ đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) mà thôi, không đồng sinh với tâm nào khác như 18 vô-nhân-tâm, 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm.

    Akusalacetasika: bất-thiện tâm-sở có 14 tâm- sở chia ra làm 5 nhóm:

    a- Mocatukacetasika: nhóm si có 4 tâm-sở:

    1- Mohacetasika: si tâm-sở.

    2- Ahirikacetasika: không hổ-thẹn tâm-sở.

    3- Anottappacetasika: không ghê-sợ tâm-sở.

    4- Uddhaccacetasika: phóng-tâm tâm-sở.

    b- Lotikacetasika: nhóm tham có 3 tâm-sở:

    1- Lobhacetasika: tham tâm-sở.

    2- Diṭṭhicetasika: tà-kiến tâm-sở.

    3- Mānacetasika: ngã-mạn tâm-sở.

    c- Docatukacetasika: nhóm sân có 4 tâm-sở:

    1- Dosacetasika: sân tâm-sở.

    2- Issācetasika: ganh-tỵ tâm-sở.

    3- Macchariyacetasika: keo-kiệt tâm-sở.

    4- Kukkuccacetasika: hối-hận tâm-sở.

    d- Thīdukacetasika: nhóm buồn có 2 tâm-sở:

    1- Thīnacetasika: buồn-chán tâm-sở.

    2- Middhacetasika: buồn-ngủ tâm-sở.

    đ- Vicikicchācetasika:nhóm vicikicchā 1 tâm-sở:

    1- Vicikicchācetasika: hoài-nghi tâm-sở.

    Giảng giải 14 bất-thiện tâm-sở

    a- Mocatukacetasika: nhóm si có 4 tâm-sở: mohacetasika, ahirikacetasika, anottappacetasika, uddhaccacetasika, thì mohacetasika: si tâm-sở là gốc dẫn đầu, đều đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

    1- Mohacetasika: si tâm-sở là tâm-sở si-mê không biết rõ thật-tánh của các pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

    Trạng-thái riêng của mohacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Añāṇalakkhaṇo không biết thật-tánh của các pháp chân-nghĩa-pháp là trạng-thái của si tâm-sở.

    2- Ālambasabhāvacchādaraso làm che phủ thật- tánh của các đối-tượng là phận sự của si tâm-sở.

    3- Andhakārapaccupaṭṭhāno tính chất làm tối tăm là quả hiện hữu của si tâm-sở.

    4- Ayonisomanasikārapadaṭṭhāno do si-mê không biết đúng trong tâm mọi thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh mohacetasika.

    Mohacetasika: si tâm-sở này còn gọi là avijjā: vô-minh trái nghĩa với vijjā: minh đó là paññā: trí-tuệ tâm-sở.

    Mohacetasika: si tâm-sở gọi là vô-minh không có nghĩa là không biết gì cả. Thật ra, vô-minh chỉ không biết thật-tánh của các pháp đúng theo paramatthadhamma: chân-nghĩa-pháp mà thôi. Avijjā: vô-minh không biết 8 pháp là:

    1- Dukkhe añāṇaṃ: không biết ngũ-uẩn chấp- thủ là khổ-đế.

    2- Dukkhasamudaye añāṇaṃ: không biết tham-ái là nhân sinh khổ-đế.

    3- Dukkhanirodhe añāṇaṃ: không biết Niết- bàn là pháp diệt khổ-đế.

    4- Dukkhanirodhagāminīpaṭipadā añāṇaṃ: không biết bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn diệt khổ-đế.

    5- Pubbante añāṇaṃ: không biết ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh đã sinh trong kiếp quá-khứ.

    6- Aprante añāṇaṃ: không biết ngũ-uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh sẽ sinh trong kiếp vị-lai.

    7- Pubbantāprante añāṇaṃ: không biết ngũ- uẩn, 12 xứ, 18 tự-tánh đã sinh trong kiếp quá- khứ và sẽ sinh trong kiếp vị-lai.

    8- Idappaccayatā paṭiccasamuppannesu dham- mesu añāṇaṃ: không biết các pháp nhân quả liên hoàn theo thập-nhị-duyên-sinh.

    Mohacetasika: si tâm-sở là nguồn gốc của mọi bất-thiện-pháp (ác-pháp).

    *Mohacetasika: si tâm-sở đồng sinh với 12 bất- thiện-tâm, không đồng sinh với 77 tâm còn lại.

    2- Ahirikacetasika: không biết hổ-thẹn tâm- sở là tâm-sở tự mình không biết hổ-thẹn tội-lỗi khi thân hành 3 ác-nghiệp, khẩu nói 4 ác-nghiệp, ý nghĩ 3 ác-nghiệp.

    Trạng-thái riêng của ahirikacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Ajigucchanalakkhaṇā (vā) alajjālakkhaṇā không biết ghê sợ mọi ác-nghiệp tội lỗi, hoặc không biết hổ-thẹn ác-nghiệp tội lỗi là trạng-thái của không hổ-thẹn tâm-sở.

    2- Pāpānaṃ karaṇarasā làm mọi ác-nghiệp tội lỗi là phận sự của không hổ-thẹn tâm-sở.

    3- Asaṅkocanapaccupaṭṭhānā không lùi bước trước mọi ác-pháp tội lỗi là quả hiện hữu của không hổ-thẹn tâm-sở.

    4- Atta agāravapadaṭṭhānā không biết tự trọng, không biết tôn trọng mình là nhân-duyên gần phát sinh ahirikacetasika.

    * Ahirikacetasika là tâm-sở không biết hổ- thẹn tội-lỗi, nên thân hành 3 ác-nghiệp, khẩu nói 4 ác-nghiệp, ý nghĩ 3 ác-nghiệp do tự mình không có tính tự trọng.

    * Ahirikacetasika đồng sinh với 12 bất-thiện- tâm, không đồng sinh với 77 tâm còn lại.

    3- Anottappacetasika: không biết ghê-sợ tâm- sở là tâm-sở không biết ghê-sợ tội-lỗi khi thân hành 3 ác-nghiệp, khẩu nói 4 ác-nghiệp, ý nghĩ 3 ác-nghiệp.

    Trạng-thái riêng của anottappacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Asārajjalakkhaṇā (vā) anuttāsalakkhaṇā không biết ghê-sợ tội-lỗi khi thân hành ác- nghiệp, v.v... hoặc có trạng-thái không biết ghê- sợ tội-lỗi là trạng-thái của không biết ghê-sợ tâm-sở.

    2- Pāpānaṃ karaṇarasā làm mọi ác-nghiệp tội lỗi là phận sự của không biết ghê-sợ tâm-sở.

    3- Asaṅkocanapaccupaṭṭhānā không lùi bước trước mọi ác-pháp là quả hiện hữu của không biết ghê-sợ tâm-sở.

    4- Para agāravapadaṭṭhānā không biết kính trọng người khác, không sợ bậc thiện-trí chê trách là nhân-duyên gần phát sinh anottappa- cetasika.

    * Anottappacetasika: không biết ghê-sợ tội- lỗi tâm-sở phát sinh, nên thân hành 3 ác-nghiệp, khẩu nói 4 ác-nghiệp, ý nghĩ 3 ác-nghiệp, do không biết kính trọng người khác, không biết sợ bậc thiện-trí chê trách, không biết sợ sa đọa 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ- quỷ, loài súc-sinh.

    * Anottappacetasika đồng sinh với 12 bất- thiện-tâm, không đồng sinh với 77 tâm còn lại.

    Ahirikacetasika và anottappacetasika là 2 tâm-sở có nhiều pháp tương tự nhau, nhưng tính chất riêng của mỗi tâm-sở khác nhau như ahirikacetasika là tâm-sở không có tính tự trọng, nên dám làm mọi ác-pháp; còn anottappa- cetasika là tâm-sở không biết kính trọng người khác, không sợ bậc thiện-trí chê trách, không biết sợ trong 4 cõi ác-giới, nên dám làm mọi ác-pháp.

    Ahirikacetasika và anottappacetasika là 2 tâm- sở có nhiều năng lực trong sự tạo mọi ác-pháp.

    4- Uddhaccacetasika: phóng-tâm tâm-sở là tâm-sở không yên tịnh, bị động phóng-tâm theo đối-tượng.

    Trạng-thái riêng của uddhaccacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Avūpasamalakkhaṇaṃ không an tịnh là trạng-thái của phóng-tâm tâm-sở.

    2- Anavaṭṭhānarasaṃ không trụ trong một đối tượng nào duy nhất là phận sự của phóng-tâm tâm-sở.

    3- Bhantabhāvapaccupaṭṭhānaṃ phóng tâm các đối-tượng là quả hiện hữu của phóng-tâm tâm-sở.

    4- Ayonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ do si-mê không biết đúng trong tâm mọi thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh uddhacca- cetasika.

    * Uddhaccacetasika: phóng-tâm tâm-sở là 1 trong 4 tâm-sở (mohacetasika, ahirikacetasika, anottappacetasika, uddhaccacetasika) đồng sinh với tất cả 12 bất-thiện-tâm.

    * Ekaggatācetasika: nhất-tâm tâm-sở là 1 trong 7 tâm-sở đồng sinh với tất cả 89 hoặc 121 tâm.

    Như vậy, 2 tâm-sở: phóng-tâm tâm-sở và nhất-tâm tâm-sở đều đồng sinh với 12 bất-thiện- tâm, nhưng 2 tâm-sở này có trạng-thái trái ngược nhau. Vậy, nên hiểu như thế nào?

    Theo trạng-thái của tâm với tâm-sở sinh rồi diệt liên tục không ngừng, mỗi tâm với tâm-sở chỉ có tiếp nhận một đối-tượng mà thôi.

    * Uddhaccacetasika: phóng-tâm tâm-sở chỉ đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm mà thôi, khi mỗi bất- thiện-tâm phát sinh tiếp nhận đối-tượng không vững chắc, bởi vì do năng lực của phóng-tâm tâm-sở.

    * Ekaggatācetasika: nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với tất cả 89 hoặc 121 tâm, có trạng-thái định tâm trong đối-tượng.

    Tuy nhất-tâm tâm-sở có trạng-thái định tâm trong đối-tượng như vậy, nhưng khi nhất-tâm

    tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm thì nhất- tâm tâm-sở bị suy giảm, do năng lực của phóng- tâm tâm-sở, cho nên nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với mỗi bất-thiện-tâm có định tâm không có năng lực nhiều, nên bị yếu kém trong mỗi đối-tượng.

    Tuy nhiên, khi ekaggatācetasika: nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với thiện-tâm càng cao thì định-tâm càng có nhiều năng lực.

    Thật vậy, nếu nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm, hoặc 4 vô-sắc-giới thiện- tâm, hoặc 4 hoặc 20 siêu-tam-giới thiện-tâm thì định tâm có nhiều năng lực phi thường.

    * Uddhaccacetasika: phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với tất cả 12 bất-thiện-tâm, hoàn toàn bị động, bởi vì phóng tâm luôn luôn thay đổi đối- tượng, tiếp nhận không vững vàng trong đối- tượng, do năng lực của phóng-tâm tâm-sở, nên bất-thiện-nghiệp bị yếu.

    Thật vậy, trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau, chỉ có bất-thiện-nghiệp trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) có khả năng cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới.

    Còn bất-thiện-nghiệp trong si-tâm hợp với phóng-tâm không có đủ khả năng cho quả thời- kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) mà chỉ có khả năng cho quả thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại mà thôi.

    * Uddhaccacetasika: phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm, không đồng sinh với 77 tâm còn lại.

    b- Lotikacetasika: nhóm tham có 3 tâm-sở: lobhacetasika, diṭṭhicetasika, mānacetasika, có lobhacetasika là gốc dẫn đầu, chỉ đồng sinh với 8 tham-tâm mà thôi, tuỳ theo mỗi tâm-sở.

    1- Lobhacetasika: tham tâm-sở là tâm-sở tham muốn, chấp-thủ trong đối-tượng.

    Trạng-thái riêng của lobhacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Ālambaggahalakkhaṇo chấp-thủ trong đối- tượng là trạng-thái của tham tâm-sở.

    2- Abhisaṅgaraso giữ chặt trong đối-tượng là phận sự của tham tâm-sở.

    3- Apariccāgapaccupaṭṭhāno không buông bỏ đối-tượng là quả hiện hữu của tham tâm-sở.

    4- Saṃyojanīyadhammesu assādikkhapadaṭṭhāno tham muốn hài lòng trong các pháp ràng buộc là nhân-duyên gần phát sinh lobhacetasika.

    Trong bộ Paramatthadīpanīṭīkā trình bày 10 danh-từ đồng nghĩa với lobha như sau:

    1- Taṇhā: tham-ái.

    2- Rāga: yêu thương.

    3- Kāma: ham muốn.

    4- Nandi: hoan-hỷ.

    5- Abhijjhā: tham muốn.

    6- Janetti: sinh mọi phiền-não .

    7- Ponobbhavika: dẫn dắt tái-sinh kiếp sau.

    8- Icchā: tham vọng.

    9- Āsā: hy vọng.

    10- Saṃyojana: ràng buộc.

    * Lobhacetasika: tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham tâm, không đồng sinh với 81 tâm còn lại.

    2- Diṭṭhicetasika: tà-kiến tâm-sở là tâm-sở thấy sai chấp lầm nơi các đối-tượng, không đúng theo thật-tánh của các pháp.

    Tà-kiến tâm-sở là hoàn toàn trái ngược với trí- tuệ tâm-sở thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các pháp.

    Trạng-thái riêng của diṭṭhicetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Abhinivesalakkhaṇā chấp-thủ do tâm si-mê là trạng-thái của tà-kiến tâm-sở.

    2- Parāmāsarasā chấp-thủ sai lầm trái ngược với thật-tánh là phận sự của tà-kiến tâm-sở.

    3- Micchābhinivesapaccupaṭṭhānā chấp-thủ với tà-kiến sai lầm như vô-thường cho là thường, v.v... là quả hiện hữu của tà-kiến tâm-sở.

    4- Ariyānaṃ adassanakāmatādipadaṭṭhānā không muốn thấy các bậc Thánh-nhân là nhân- duyên gần phát sinh diṭṭhicetasika.

    Diṭṭhi: tà-kiến có 2 loại:

    - Sāmaññadiṭṭhi: tà-kiến phổ thông.

    - Visesadiṭṭhi: tà-kiến đặc biệt.

    1- Sāmaññadiṭṭhi: tà-kiến phổ thông đó là sakkāyadiṭṭhi tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn cho là ta, người, đàn ông, đàn bà, chúng-sinh, v.v... đối với tất cả chúng-sinh còn là phàm nhân, gồm có nhân-loại, chư-thiên, chư phạm- thiên, v.v...

    2- Visesadiṭṭhi: tà-kiến đặc biệt đó là niyata- diṭṭhi tà-kiến chấp-thủ-cố-định, hoàn toàn không tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, có 3 loại:

    - Natthikadiṭṭhi: vô-quả tà-kiến.

    - Ahetukadiṭṭhi: vô-nhân tà-kiến.

    - Akiriyadiṭṭhi: vô-hành tà-kiến.

    * Natthikadiṭṭhi: vô-quả tà-kiến cố-định là tà- kiến thấy sai chấp lầm cố-định, không thay đổi rằng: “Không có quả của nghiệp”.

    * Ahetukadiṭṭhi: vô-nhân tà-kiến cố-định là tà-kiến thấy sai chấp lầm cố-định, không thay đổi rằng: “Không có nhân là không có nghiệp”.

    * Akiriyadiṭṭhi: vô-hành tà-kiến cố-định là tà- kiến thấy sai chấp lầm cố-định, không thay đổi rằng:“Không có hành ác, không có hành thiện”.

    * Diṭṭhicetasika: tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến, không đồng sinh với 85 tâm còn lại.

    3- Mānacetasika: ngã-mạn tâm-sở là tâm-sở tự đề cao mình hơn người, hoặc bằng người, hoặc kém thua người.

    Trạng-thái riêng của mānacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Unnatilakkhaṇo tự đề cao mình hơn người là trạng-thái của ngã-mạn tâm-sở.

    2- Sampaggaharaso tự sánh mình với người là phận sự của ngã-mạn tâm-sở.

    3- Ketukamyatāpaccupaṭṭhānā sự mong mỏi bậc cao là quả hiện hữu của ngã-mạn tâm-sở.

    4- Diṭṭhivippayuttalobhapadaṭṭhānā tham- tâm không hợp với tà-kiến là nhân-duyên gần phát sinh mānacetasika.

    Người có tham-tâm hợp với ngã-mạn có tính tự cao, khinh thường người khác, cứng đầu khó dạy, nên không có tính khiêm tốn.

    * Mānacetasika: ngã-mạn tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, không đồng sinh với 85 tâm còn lại.

    Nhóm tham có 3 tâm-sở: lobhacetasika, diṭṭhi- cetasika, mānacetasika, có lobhacetasika là gốc dẫn đầu, đồng sinh với 8 tham-tâm tuỳ theo mỗi tâm-sở.

    c- Docatukacetasika: nhóm sân có 4 tâm-sở: dosacetasika, issācetasika, macchariyacetasika, kukkuccacetasika có dosacetasika là gốc dẫn đầu, chỉ đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi.

    1- Dosacetasika: sân tâm-sở là tâm-sở hung dữ, gây tai hại đối-tượng.

    Trạng-thái riêng của dosacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Caṇḍikkalakkhaṇo hung dữ là trạng-thái của sân tâm-sở.

    2- Nissayadaharaso làm nóng nảy thiêu đốt trong tâm của mình và người khác là phận sự của sân tâm-sở.

    3- Dussanapaccupaṭṭhāno gây tai hại đến đối- tượng là quả hiện hữu của sân tâm-sở.

    4- Āghātavatthupadaṭṭhāno có đối-tượng hận thù (āghātavatthu) là nhân-duyên gần phát sinh dosacetasika.

    Āghātavatthu: đối-tượng hận thù có 10:

    1- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đã từng gây tai hại cho ta.

    2- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đang gây tai hại cho ta.

    3- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy sẽ gây tai hại cho ta.

    4- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đã từng gây tai hại cho người thân yêu của ta.

    5- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đang gây tai hại cho người thân yêu của ta.

    6- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy sẽ gây tai hại cho người thân yêu của ta.

    7- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đã từng làm lợi ích cho kẻ thù của ta.

    8- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đang làm lợi ích cho kẻ thù của ta.

    9- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy sẽ làm lợi ích cho kẻ thù của ta.

    10- Hận thù do gặp phải rủi như vấp ngã đau, đạp gai đâm vào bàn chân đau, v.v...

    Āghātavatthu có 10 loại là nguyên-nhân gần phát sinh dosacetasika: sân tâm-sở trong dosa- citta: sân-tâm không hài lòng đối-tượng ấy, nên có trạng-thái khổ tâm, nóng giận, ghét bỏ, buồn khổ, khóc than, sợ sệt, v.v... tự làm khổ mình, làm khổ người, gây tai hại cho người,...

    * Dosacetasika: sân tâm-sở chỉ đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi, không đồng sinh với 87 tâm còn lại.

    2- Issācetasika: ganh-tỵ tâm-sở là tâm-sở ganh-tỵ không vừa lòng trong của cải tài sản hoặc sắc đẹp hoặc địa vị cao sang, chức trọng quyền cao của người khác.

    Trạng-thái riêng của issācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Aññasampatti ussūyalakkhaṇā ganh-tỵ của cải tài-sản của người khác là trạng-thái của ganh- tỵ tâm-sở.

    2- Tathā parasampattiyā anabhiratirasā không vừa lòng của cải tài sản của người khác là phận sự của ganh-tỵ tâm-sở.

    3- Tato vimukhapaccupaṭṭhānā ngoẳn mặt với của cải tài sản của người khác là quả hiện hữu của ganh-tỵ tâm-sở.

    4- Parasampattipadaṭṭhānā của cải tài sản của người khác là nhân-duyên gần phát sinh issācetasika.

    Sự không vừa lòng của cải tài-sản hoặc sắc đẹp hoặc địa vị cao sang, chức trọng quyền cao của người khác.

    Nếu không vừa lòng quả phước-thiện của người khác thì không có lỗi. Còn nếu không vừa lòng với ý nghĩ rằng: “Người ấy không xứng đáng có được như vậy” thì gọi là issā: ganh-tỵ, nên có lỗi.

    Nếu tính issā: ganh-tỵ này có tính chất ràng buộc chúng-sinh trong kiếp tử sinh luân-hồi thì trở thành issāsaṃyojana: pháp-ràng-buộc do ganh-tỵ.

    * Issācetasika: ganh-tỵ tâm-sở chỉ đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi, không đồng sinh với 87 tâm còn lại.

    3- Macchariyacetasika: keo-kiệt tâm-sở là tâm-sở keo kiệt bủn xỉn trong của cải tài sản, hoặc sự hiểu biết của mình.

    Trạng-thái riêng của macchariyacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Sampattigūhalakkhaṇaṃ giấu giếm của cải tài sản của mình là trạng-thái của keo-kiệt tâm-sở.

    2- Sādhāraṇa akkhamarasaṃ không chịu đem của cải tài sản của mình cho người khác là phận sự của keo-kiệt tâm-sở.

    3- Saṅkocanapaccuṭṭhānaṃ thấy người hành- khất, nét mặt cau có, tính bủn xỉn tài sản của mình là quả hiện hữu của keo-kiệt tâm-sở.

    4- Sasampattipadaṭṭhānā của cải tài sản của mình là nhân-duyên gần phát sinh macchariya- cetasika.

    * Macchariya tính keo-kiệt bủn-xỉn có 5 loại:

    1- Āvāsamacchariya: keo-kiệt trong chỗ ở.

    2- Kulamacchariya: keo-kiệt trong gia đình.

    3- Lābhamacchariya: keo-kiệt trong của cải.

    4- Vaṇṇamacchariya: keo-kiệt trong sắc đẹp.

    5- Dhammamacchariya: keo-kiệt trong pháp.

    Nếu macchariya tính keo-kiệt này có tính chất ràng buộc chúng-sinh trong kiếp tử sinh luân-hồi thì trở thành macchariyasaṃyojana: pháp-ràng- buộc do keo-kiệt.

    * Macchariyacetasika: keo-kiệt tâm-sở chỉ đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi, không đồng sinh với 87 tâm còn lại.

    4- Kukkuccacetasika: hối-hận tâm-sở là tâm- sở ăn năn hối-hận khổ tâm vì đã tạo ác-nghiệp mà không tạo đại-thiện-nghiệp.

    Trạng-thái riêng của kukkuccacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Pacchānutāpalakkhaṇaṃ nóng nảy khổ tâm về sau là trạng-thái của hối-hận tâm-sở.

    2- Ānusocanarasakaṃ thường phát sinh tâm sầu não ân hận vì đã tạo ác-nghiệp, mà không tạo đại-thiện-nghiệp là phận sự của hối-hận tâm-sở.

    3- Vippaṭisārapaccupaṭṭhānaṃ tâm thường ăn năn hối hận là quả hiện hữu của hối-hận tâm-sở.

    4- Katākatapadaṭṭhānā đã tạo ác-nghiệp, mà không tạo đại-thiện-nghiệp là nhân-duyên gần phát sinh kukkuccacetasika.

    Sở dĩ kukkuccacetasika phát sinh là vì si-mê không biết quả khổ của ác-nghiệp, không biết quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp. Vì vậy, ác- nghiệp không nên tạo thì đã tạo, còn đại-thiện- nghiệp nên tạo thì lại không tạo.

    * Kukkuccacetasika: hối-hận tâm-sở chỉ đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi, không đồng sinh với 87 tâm còn lại.

    d- Thīdukacetasika: nhóm buồn có 2 tâm-sở: thīnacetasika và middhacetasika có thīna- cetasika là gốc dẫn đầu.

    Nếu có 2 tâm-sở thīnacetasika và middha- cetasika phát sinh thì 2 tâm-sở này đồng sinh với nhau (sahakadācicetasika) trong 5 bất-thiện- tâm cần tác-động:

    - 4 tham-tâm cần tác-động.

    - 1 sân-tâm cần tác-động.

    1- Thīnacetasika: buồn-chán tâm-sở là tâm-sở làm cho tâm buồn-chán muốn buông bỏ đối- tượng, tâm không muốn tinh-tấn biết đối-tượng.

    Trạng-thái riêng của thīnacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Anussāhanalakkhaṇaṃ không cố gắng tinh- tấn là trạng-thái của buồn-chán tâm-sở.

    2- Vīriyāvinodanarasaṃ làm suy giảm sự tinh- tấn, từ bỏ sự tinh-tấn là phận sự của buồn-chán tâm-sở.

    3- Saṃsīdapaccupaṭṭhānaṃ có sự thoái chí nản lòng là quả hiện hữu của buồn-chán tâm-sở.

    4- Ayonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ do si-mê không biết đúng trong tâm mọi thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh thīnacetasika.

    2- Middhacetasika: buồn-ngủ tâm-sở là tâm- sở buồn-ngủ làm cho tâm-sở đồng sinh buông bỏ đối-tượng, tâm không biết rõ đối-tượng nữa.

    Trạng-thái riêng của middhacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Akammaññattalakkhaṇam không thích trong công việc biết đối-tượng là trạng-thái của buồn-ngủ tâm-sở.

    2- Onayharasaṃ buông bỏ đối-tượng là phận sự của buồn-ngủ tâm-sở.

    3- Līnattapaccupaṭṭhānaṃ lười biếng tiếp nhận đối-tượng là quả hiện hữu của buồn-ngủ tâm-sở.

    4- Ayonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ do si-mê không biết đúng trong tâm mọi thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh thīnacetasika.

    * Thīnacetasika: buồn-chán tâm-sở làm cho tâm đồng sinh muốn buông bỏ đối-tượng.

    * Middhacetasika: buồn-ngủ tâm-sở làm cho các tâm-sở đồng sinh buông bỏ đối-tượng.

    Hai tâm-sở này luôn luôn đồng sinh với nhau ví dụ: Ngọn đèn dầu gần tắt thì ánh sáng mờ dần đến tắt hẳn như thế nào, cũng như vậy, thīnacetasika buồn-chán tâm-sở và middhacetasika buồn-ngủ tâm-sở là 2 tâm-sở đồng sinh với tâm có phận sự làm cho tâm với tâm-sở đồng sinh buông bỏ đối- tượng trong các lộ-trình-tâm, thỉnh thoảng rơi xuống hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta), ngủ gật.

    Thīnacetasika: buồn-chán tâm-sở và middha- cetasika: buồn-ngủ tâm-sở cùng đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động: 4 tham-tâm cần tác- động và 1 sân-tâm cần tác-động, không đồng sinh với 84 tâm còn lại.

    đ- Vicikicchācetasika: nhóm vicikicchā 1 tâm-sở

    Vicikicchācetasika: hoài-nghi tâm-sở là tâm- sở hoài-nghi nơi các đối-tượng như hoài-nghi nơi 9 ân-Đức-Phật, 6 ân-Đức-Pháp, 9 ân-Đức- Tăng, hoài-nghi nghiệp và quả của nghiệp, v.v ... Hoài-nghi tâm-sở này chỉ đồng sinh với si- tâm hợp với hoài-nghi mà thôi.

    Trạng-thái riêng của vicikicchācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Saṃsayalakkhaṇā hoài-nghi là trạng-thái của hoài-nghi tâm-sở.

    2- Kampanarasakā làm lay chuyển trong đối- tượng là phận sự của hoài-nghi tâm-sở.

    3- Anicchayapaccupaṭṭhānaṃ không quyết- định được là quả hiện hữu của hoài-nghi tâm-sở.

    4- Ayonisomanasikārapadaṭṭhānaṃ si-mê hiểu biết trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh vicikicchācetasika.

    * Vicikicchācetasika: hoài-nghi tâm-sở không phải là hoài-nghi các môn học hoặc hoài-nghi

    trong các pháp-chế-định (paññattidhamma), nhưng thật ra chỉ có hoài-nghi trong 8 pháp như sau:

    1- Hoài-nghi trong 9 ân-Đức-Phật.

    2- Hoài-nghi trong 6 ân-Đức-Pháp.

    3- Hoài-nghi trong 9 ân-Đức-Tăng.

    4- Hoài-nghi trong 3 pháp-hành giới, định, tuệ.

    5- Hoài-nghi trong ngũ-uẩn,... kiếp quá-khứ.

    6- Hoài-nghi trong ngũ-uẩn,... kiếp vị-lai.

    7- Hoài-nghi trong ngũ-uẩn,... kiếp quá-khứ và kiếp vị-lai.

    8- Hoài-nghi trong pháp thập-nhị-duyên-sinh.(3)

    Ngoài 8 pháp hoài-nghi này ra, nếu có hoài- nghi về các môn học, các chế-định-pháp, v.v... vì chưa hiểu biết rõ thì không phải là hoài-nghi tâm-sở (vicikicchācetasika) đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi.

    * Vicikicchācetasika: hoài-nghi tâm-sở chỉ đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi mà thôi, không đồng sinh với 88 tâm còn lại.

    Akusalacetasika: bất-thiện tâm-sở có 14 tâm chỉ đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm mà thôi, tạo mọi ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, nên tự làm khổ mình trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai, làm khổ người và làm khổ chúng-sinh nữa.

    Nếu không muốn tự làm khổ mình, cũng không muốn làm khổ mọi người, mọi chúng-sinh thì chỉ có cách giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn mà thôi, thậm chí chỉ cần giữ gìn ngũ-giới cho được trong sạch trọn vẹn thì tránh xa 10 ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý: tránh xa 3 thân ác-nghiệp, tránh xa 4 khẩu ác- nghiệp, tránh xa 3 ý ác-nghiệp, đồng thời tạo 3 thân đại-thiện-nghiệp, tạo 4 khẩu đại-thiện- nghiệp, tạo 3 ý đại-thiện-nghiệp, nên không tự làm khổ mình, không làm khổ mọi người, mọi chúng-sinh lớn nhỏ khác trong đời.

    Thật ra, người thiện giữ gìn ngũ-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, tạo đại- thiện-nghiệp giữ-giới, đó là việc rất dễ dàng đối với tất cả mọi người trong đời, bởi vì trong khả năng bình thường của mọi người(4). Còn người ác phạm điều-giới nào đủ chi-pháp của điều-giới ấy, tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, đó là việc rất khó khăn mà không phải là ai cũng có thể tạo ác- nghiệp điều-giới ấy được.

    Cho nên, người thiện có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, biết giữ gìn các điều-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, tạo mọi đại-thiện-nghiệp giữ-giới thuộc về của riêng mình.

    SOBHAṆACETASIKA: TỊNH-HẢO TÂM-SỞ

    Sobhaṇacetasika: tịnh-hảo tâm-sở là tâm-sở tốt lành, khi đồng sinh với tâm nào làm cho tâm ấy tốt lành, trong sáng, không bị ô nhiễm, nên gọi là sobhaṇacetasika: tịnh-hảo tâm-sở.

    * Sobhaṇacetasika: tịnh-hảo tâm-sở gồm có 25 tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo- tâm (sobhaṇacitta).

    Citta: tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm chia ra 2 loại tâm:

    * Asobhaṇacitta: bất-tịnh-hảo-tâm có 30 tâm

    - 12 bất-thiện-tâm.

    - 18 vô-nhân-tâm.

    Trong 30 tâm này đều không có tịnh-hảo tâm- sở (sobhaṇacetasika) nào đồng sinh, nên gọi 30 này là bất-tịnh-hảo-tâm.

    * Sobhaṇacitta: tịnh-hảo-tâm gồm có 59 hoặc 91 tâm:

    - 24 dục-giới tịnh-hảo-tâm.

    - 15 sắc-giới-tâm.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

    Trong 59 hoặc 91 tâm này, mỗi tâm có một số tịnh-hảo tâm-sở (sobhaṇacetasika) đồng sinh, nên gọi 59 hoặc 91 tâm này là tịnh-hảo-tâm (sobhaṇacitta).

    Sobhaṇacetasika: tịnh-hảo tâm-sở

    Tịnh-hảo tâm-sở gồm có 25 tâm-sở chia ra 4 loại như sau:

    1- Sobhaṇasādhāraṇacetasika có 19 tâm-sở.

    2- Viraticetasika có 3 tâm-sở.

    3- Appamaññācetasika có 2 tâm-sở.

    4- Paññindriyacetasika có 1 tâm-sở.

    1- Sobhaṇasādhāraṇacetasika: tịnh-hảo tâm- sở đồng sinh toàn-tịnh-hảo-tâm gồm có 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm (sobhaṇacitta), có 19 tịnh-hảo tâm-sở như sau:

    1- Saddhācetasika: tín tâm-sở.

    2- Saticetasika: niệm tâm-sở.

    3- Hirīcetasika: hổ-thẹn tâm-sở.

    4- Ottappacetasika: ghê-sợ tâm-sở.

    5- Alobhacetasika: vô-tham tâm-sở.

    6- Adosacetasika: vô-sân tâm-sở.

    7- Tatramajjhattatācetasika: trung-dung tâm-sở.

    8- Kāyapassaddhicetasika: tam-uẩn an-tịnh tâm-sở.

    9- Cittapassaddhicetasika: thức-uẩn an-tịnh tâm-sở.

    10- Kāyalahutācetasika: tam-uẩn nhẹ-nhàng tâm-sở.

    11- Cittalahutācetasika: thức-uẩn nhẹ-nhàng tâm-sở.

    12-  Kāyamudutācetasika: tam-uẩn nhu-nhuyến tâm-sở.

    13-  Cittamudutācetasika: thức-uẩn nhu-nhuyến tâm-sở.

    14- Kāyakammaññatācetasika: tam-uẩn uyển- chuyển tâm-sở.

    15- Cittakammaññatācetasika: thức-uẩn uyển- chuyển tâm-sở.

    16- Kāyapāguññatācetasika: tam-uẩn thuần- thục tâm-sở.

    17- Cittapāguññatācetasika: thức-uẩn thuần- thục tâm-sở.

    18- Kāyujukatācetasika: tam-uẩn trung-thực tâm-sở.

    19- Cittujukatācetasika: thức-uẩn trung-thực tâm-sở.

    19 tịnh-hảo tâm-sở này đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm.

    2- Viraticetasika: chế ngự tâm-sở có 3 tâm-sở

    1- Sammāvācācetasika: chánh-ngữ tâm-sở.

    2- Sammākammantacetasika: chánh-nghiệp tâm-sở.

    3- Sammā-ājīvacetasika: chánh-mạng tâm-sở.

    3- Appamaññācetasika: vô-lượng tâm-sở có 2 tâm-sở

    1- Karuṇācetasika: bi tâm-sở.

    2- Muditācetasika: hỷ tâm-sở.

    4- Paññindriyacetasika có 1 tâm-sở:

    1- Paññindriyacetasika: tuệ-chủ tâm-sở.

    Giảng giải 25 tịnh-hảo tâm-sở

    1- Sobhaṇasādhāraṇacetasika: tịnh-hảo tâm- sở đồng sinh toàn tâm, có 19 tâm-sở:

    1- Saddhācetasika: tín tâm-sở là tâm-sở tin với đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật- bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nơi nghiệp và quả của nghiệp.

    Trạng-thái riêng của saddhācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Saddhāhanalakkhaṇā đức-tin trong sạch là trạng-thái của tín tâm-sở.

    2- Pasādanarasā tin với đức-tin trong sạch thật sự là phận sự của tín tâm-sở.

    3- Akālusiyapaccupaṭṭhānaṃ tâm không bị ô nhiễm là quả hiện hữu của tín tâm-sở.

    4- Saddheyyavatthupadaṭṭhānaṃ Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, nghiệp và quả của nghiệp là nhân-duyên gần phát sinh saddhācetasika.

    Saddhā: đức-tin dẫn đầu cho mọi thiện-pháp phát sinh, đó là dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp, cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp phát sinh, tăng trưởng.

    Saddhā: đức-tin phát sinh do nhân-duyên, mà nhân-duyên gần phát sinh saddhā đó là ân- đức Tam-bảo: 9 ân-đức-Phật-bảo, 6 ân-đức- Pháp-bảo, 9 ân-đức-Tăng-bảo; tin nơi nghiệp và quả của nghiệp.

    Saddhā: đức-tin là tin nơi đáng tin, và không tin nơi không đáng tin. Nơi đáng tin có 4 pháp:

    * Kammasaddhā: tin nghiệp có 2 loại: thiện- nghiệp và bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp).

    * Vipākasaddhā: tin quả của nghiệp rằng: thiện-nghiệp cho quả an-lạc, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) cho quả khổ.

    * Kammassakatāsaddhā: tin nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp sinh ta ra, nghiệp là thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta, khi ta tạo nghiệp nào: thiện-nghiệp hoặc bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp), chính ta là người hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp, hoặc chịu quả khổ của ác- nghiệp ấy.

    * Tathāgatabodhisaddhā: tin nơi sự chứng đắc của Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác.

    Nếu người nào tin nơi không đáng tin thì gọi là cuồng-tín, cho nên đức-tin phải đi đôi với trí- tuệ thì gọi là chánh-tín.

    * Saddhācetasika: tín tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    2- Saticetasika: niệm tâm-sở là tâm-sở niệm vững vàng trong 6 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

    Trạng-thái riêng của saticetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Apilāpanalakkhaṇā niệm vững vàng trong đối-tượng là trạng-thái của niệm tâm-sở.

    2- Asambosarasā niệm vững vàng trong đối- tượng, không để mất đối-tượng là phận sự của niệm tâm-sở.

    3- Ārakkhapaccupaṭṭhānaṃ giữ gìn thu thúc trong đối-tượng là quả hiện hữu của niệm tâm-sở.

    4- Thirasaññāpadaṭṭhānaṃ tưởng nhớ vững chắc trong đối-tượng là nhân-duyên gần phát sinh saticetasika.

    * Tuy nhiên, sati trong satipaṭṭhāna thì sati trở thành sammāsati: chánh-niệm trong 4 pháp niệm-xứ là:

    - Thân niệm-xứ: thân là đối-tượng của chánh- niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.

    - Thọ niệm-xứ: thọ là đối-tượng của chánh- niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.

    - Tâm niệm-xứ: tâm là đối-tượng của chánh- niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.

    - Pháp niệm-xứ: pháp là đối-tượng của chánh- niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.

    * Saticetasika: niệm tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    3- Hirīcetasika: hổ-thẹn tâm-sở là tâm-sở tự mình biết hổ-thẹn tội-lỗi, xa lánh mọi ác-nghiệp.

    Trạng-thái riêng của hirīcetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Jegucchalakkhaṇā ghét tội-lỗi, lánh xa mọi tội-lỗi là trạng-thái của hổ-thẹn tâm-sở.

    2- Pāpānaṃ akaraṇarasā không hành ác- nghiệp là phận sự của hổ-thẹn tâm-sở.

    3- Pāpato saṅkocapaccupaṭṭhānaṃ biết hổ- thẹn tội-lỗi, nên xa lánh mọi ác-nghiệp là quả hiện hữu của hổ-thẹn tâm-sở.

    4- Attagāravapadaṭṭhānaṃ đức tính tự trọng là nhân-duyên gần phát sinh hirīcetasika.

    * Hirīcetasika: hổ-thẹn tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    4- Ottappacetasika: ghê-sợ tâm-sở là tâm-sở kính trọng người khác, nên biết ghê-sợ tội lỗi, xa lánh mọi hành ác-nghiệp.

    Trạng-thái riêng của ottappacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Uttāsalakkhaṇā biết ghê-sợ tội-lỗi là trạng-thái của ghê-sợ tâm-sở.

    2- Pāpānaṃ akaraṇarasā không hành ác- nghiệp là phận sự của ghê-sợ tâm-sở.

    3- Pāpato saṅkocapaccupaṭṭhānaṃ biết ghê- sợ tội lỗi, nên lánh xa mọi ác-nghiệp là quả hiện hữu của ghê-sợ tâm-sở.

    4- Paragāravapadaṭṭhānaṃ đức tính kính trọng người khác là nhân-duyên gần phát sinh ottappacetasika.

    * Ottappacetasika: ghê-sợ tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    Hirī và ottappa là 2 tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tâm xa lánh, tránh xa mọi ác-nghiệp, tội-lỗi do thân hành-ác, khẩu nói-ác, ý nghĩ-ác, bởi vì hirī có trạng-thái hổ-thẹn tội-lỗi do tính tự trọng, nên không dám tạo ác-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý; còn ottappa có trạng-thái ghê-sợ tội-lỗi do biết kính-trọng người khác, sợ 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), nên không dám tạo ác-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

    * Hirī phát sinh do nhân-duyên tự mình biết hổ-thẹn tội lỗi, biết tự trọng do nương nhờ nhân- duyên bên trong của mình như sau:

    - Kula: biết hổ-thẹn tội-lỗi do nghĩ đến dòng họ của mình.

    - Vaya: biết hổ-thẹn tội-lỗi do nghĩ đến tuổi tác mình.

    - Bahussuta: biết hổ-thẹn tội-lỗi do nghĩ đến tài năng hiểu biết của mình.

    - Jātimahaggata: biết hổ-thẹn tội-lỗi do nghĩ đến kiếp cao quý của mình.

    - Satthumahaggata: biết hổ-thẹn tội-lỗi do nghĩ đến Đức-Phật, thầy tổ, cha, mẹ,... cao thượng của mình.

    - Dāyajjamahaggata: biết hổ-thẹn tội-lỗi do nghĩ đến mình là người thừa kế di sản cao quý.

    - Sabrahmacārīmahaggata: biết hổ-thẹn tội- lỗi do nghĩ đến những bạn hữu đồng phạm hạnh cao thượng.

    - Surabhāva: biết hổ-thẹn tội-lỗi do nghĩ đến tính dũng cảm của mình.

    * Ottappa phát sinh do nhân-duyên biết ghê- sợ tội-lỗi, biết kính trọng người khác do nương nhờ nhân-duyên bên ngoài như sau:

    - Attānuvādabhaya: biết ghê-sợ tội-lỗi do tự chê trách mình.

    - Paravādānubhaya: biết ghê-sợ tội-lỗi do sợ chư bậc thiện-trí chê trách mình.

    - Daṇḍabhaya: biết ghê-sợ tội-lỗi do sợ hình phạt đau khổ.

    - Duggatibhaya: biết ghê-sợ tội-lỗi do sợ khổ trong 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh.

    Hirī và ottappa là 2 tâm-sở biết hổ-thẹn tội- lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, không dám tạo mọi ác- nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, nên không tự làm khổ mình, không làm khổ tất cả mọi chúng-sinh khác.

    Cho nên, hirī và ottappa là 2 pháp hộ trì, giữ gìn tất cả mọi chúng-sinh.

    5- Alobhacetasika: vô-tham tâm-sở là tâm-sở không tham muốn, không dính mắc trong đối-tượng.

    Trạng-thái riêng của alobhacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Alaggabhāvalakkhaṇo không tham muốn, không dính mắc trong đối-tượng là trạng-thái của vô-tham tâm-sở.

    2- Apariggaharaso không chấp-thủ trong đối-tượng là phận sự của vô-tham tâm-sở.

    3- Anallīnabhāvapaccupaṭṭhāno không dính mắc, không chấp-thủ trong đối-tượng là quả hiện hữu của vô-tham tâm-sở.

    4- Yonisomanasikārapadaṭṭhāno trí-tuệ biết rõ trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh alobhacetasika.

    Alobhacetasika vô-tham tâm-sở có tính chất hoàn toàn trái ngược với lobhacetasika tham tâm-sở. Cho nên, người có vô-tham tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm không tham muốn, không chấp-thủ trong đối-tượng.

    * Alobhacetasika: vô-tham tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    6- Adosacetasika: vô-sân tâm-sở là tâm-sở không làm hại đối-tượng, không hận thù, không tự làm khổ mình, khổ chúng-sinh.

    Trạng-thái riêng của adosacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Acaṇḍikattalakkhaṇo không hung dữ, hiền hoà là trạng-thái của vô-sân tâm-sở.

    2- Āghātavinayaraso diệt tâm hận thù là phận sự của vô-sân tâm-sở.

    3- Sommabhāvapaccupaṭṭhāno mát mẻ trong sáng như ánh trăng rằm là quả hiện hữu của vô- sân tâm-sở.

    4- Yonisomanasikārapadaṭṭhāno trí-tuệ biết rõ trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh adosacetasika.

    Adosacetasika vô-sân tâm-sở có tính chất hoàn toàn trái ngược với dosacetasika sân tâm-sở.

    * Adosacetasika vô-sân tâm-sở có liên quan đến 2 pháp: khanti và mettā:

    * Khanti: pháp nhẫn-nại có chi-pháp là adosa- cetasika vô-sân tâm-sở đồng sinh với đại-thiện- tâm thuộc về tịnh-hảo-tâm chịu đựng mọi đối- tượng xấu trong hoàn cảnh bất bình, bị vu oan giá họa, phải chịu mọi cảnh khổ, v.v... mà vẫn không hề phát sinh sân-tâm không hài lòng trong đối-tượng ấy. Đó là do năng lực của adosacetasika vô-sân tâm-sở.

    * Mettā: tâm từ là 1 trong 4 đề-mục thiền- định vô-lượng-tâm (appamaññā).

    Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm rải tâm từ (mettā) đến chúng-sinh vô-lượng, có chi-pháp là adosacetasika vô-sân tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm có đối-tượng piyamanāpasattapaññatti: chúng-sinh đáng yêu, đáng kính là đối-tượng thiền-định của đề-mục niệm rải tâm từ (mettā).

    * Đề-mục niệm rải tâm từ này chỉ có khả năng chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới cho đến đệ tứ thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới, bởi vì đề-mục- thiền-định này cần có chi-thiền lạc, mà đệ ngũ thiền sắc-giới có 2 chi-thiền là xả và nhất-tâm.

    Nếu khi hành-giả tụng kinh, niệm ân-Đức-Phật dù có adosacetasika vô-sân tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm thuộc về tịnh-hảo-tâm, cũng không gọi là mettā tâm từ được, bởi vì, đối-tượng của đề-mục thiền-định niệm rải tâm từ là chúng-sinh đáng yêu, đáng kính, không phải là đối-tượng ân-Đức-Phật.

    * Adosacetasika: vô-sân tâm-sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    7- Tatramajjhattatācetasika: trung-dung tâm- sở là tâm-sở trung dung giữa tâm với tâm-sở đồng sinh không hơn không kém, giữ gìn các pháp tâm với tâm-sở đồng sinh đồng đều nhau.

    Trạng-thái riêng của tatramajjhattatācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Samavāhitalakkhaṇā giữ gìn các pháp tâm với tâm-sở đồng sinh đồng đều nhau là trạng-thái của trung-dung-tâm-sở.

    2- Ūnādhikavāraṇarasā không để các pháp tâm với tâm-sở đồng sinh hơn hoặc kém là phận sự của trung-dung-tâm-sở.

    3- Majjhattabhāvapaccupaṭṭhāno trạng-thái trung dung là quả hiện hữu của trung-dung-tâm-sở.

    4- Sampayuttapadaṭṭhāno các pháp tâm với tâm-sở đồng sinh là nhân-duyên gần phát sinh tatramajjhattatācetasika.

    Tatramajjhattatācetasika: trung-dung tâm-sở có trạng-thái giữ gìn các pháp tâm với tâm-sở đồng sinh đồng đều nhau không hơn không kém.

    Ví như người đánh xe ngựa với 2 con ngựa báu có sức mạnh đồng đều nhau, chiếc xe ngựa chạy đều, nên người đánh xe không đánh, la 2 con ngựa, mà chỉ cần đặt tâm trung-dung dõi theo 2 con ngựa mà thôi.

    * Tatramajjhattatācetasika: trung-dung tâm-sở còn là chi-pháp của đề-mục thiền-định upekkhā- appamaññā: niệm rải tâm-xả đến chúng-sinh vô- lượng có đối-tượng là majjhattasattapaññatti: hạng chúng-sinh không thương không ghét.

    * Tatramajjhattatācetasika: trung-dung tâm- sở đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    6 đôi tịnh-hảo tâm-sở

    * 19 tịnh-hảo tâm-sở đồng sinh với toàn tịnh- hảo-tâm (sobhaṇacitta) từ saddhācetasika cho đến tatramajjhattatācetasika mỗi tâm-sở riêng rẽ; từ kāyapassaddhicetasika, cittapassaddhicetasika cho đến kāyujukatācetasika, cittujukatācetasika gồm có 6 đôi, mà mỗi đôi kāya và citta cùng có chung 1 tịnh-hảo tâm-sở.

    * Kāya nghĩa là tổng hợp các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm gồm có 3 uẩn: thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn.

    * Citta tịnh-hảo-tâm thuộc về thức-uẩn. Trong bộ Visuddhimagga giải rằng:

    * Kāyapassaddhi: kāyo’ti cettha vedanādayo tayo khandhā(5).

    Kāya trong kāyapassaddhi có nghĩa là gồm có 3 uẩn: thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn.

    Như vậy, kāya nghĩa là tổng hợp các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm ấy.

    Tâm-sở đồng sinh với mỗi tịnh-hảo-tâm gồm có 4 uẩn:

    - Thọ tâm-sở thuộc về thọ-uẩn.

    - Tưởng tâm-sở thuộc về tưởng-uẩn.

    - Tổng các tâm-sở còn lại thuộc về hành-uẩn.

    - Tịnh-hảo-tâm thuộc về thức-uẩn.

    8- Kāyapassaddhicetasika: tam-uẩn an-tịnh tâm-sở.

    9- Cittapassaddhicetasika: thức-uẩn an-tịnh tâm-sở.

    * Kāyapassaddhicetasika: tam-uẩn an-tịnh tâm-sở là tâm-sở làm an-tịnh tam-uẩn: thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn.

    * Cittapassaddhicetasika: thức-uẩn an-tịnh tâm-sở là tâm-sở làm an-tịnh thức-uẩn.

    2 tịnh-hảo tâm-sở này đều có chung 1 passaddhicetasika: an-tịnh tâm-sở, có trạng-thái làm an-tịnh tam-uẩn tâm-sở và thức-uẩn, nghĩa là làm an-tịnh tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm ấy.

    Trạng-thái riêng của passaddhicetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Passaddhiyo kāyacittadarathavūpasama- lakkhaṇā 2 an-tịnh tâm-sở làm an-tịnh sự nóng nảy của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh- hảo-tâm là trạng-thái của an-tịnh tâm-sở.

    2-Kāyacittadarathanimmaddanarasā chế ngự được sự nóng nảy của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là phận sự của an-tịnh tâm-sở.

    3- Kāyacittānaṃ aparipphandanasītibhāva- paccupaṭṭhānā sự an-tịnh mát mẻ không lay động của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh- hảo-tâm là quả hiện hữu của an-tịnh tâm-sở.

    4- Kāyacittapadaṭṭhānā tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là nhân-duyên gần phát sinh passaddhicetasika.

    * Hai tịnh-hảo tâm-sở này đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    10- Kāyalahutācetasika: tam-uẩn nhẹ-nhàng tâm-sở.

    11- Cittalahutācetasika: thức-uẩn nhẹ-nhàng tâm-sở.

    * Kāyalahutācetasika: tam-uẩn nhẹ-nhàng tâm- sở là tâm-sở làm nhẹ-nhàng tam-uẩn: thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn.

    * Cittalahutācetasika: thức-uẩn nhẹ-nhàng tâm sở là tâm-sở làm nhẹ-nhàng thức-uẩn.

    2 tịnh-hảo tâm-sở này đều có chung 1 lahutācetasika nhẹ-nhàng tâm-sở có trạng-thái làm nhẹ-nhàng tam-uẩn tâm-sở và thức-uẩn, nghĩa là làm nhẹ-nhàng các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm ấy.

    Trạng-thái riêng của lahutācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Lahutāyo kāyacittagarubhāvavūpasama- lakkhaṇā 2 nhẹ-nhàng tâm-sở làm giảm sự nặng nề của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh- hảo-tâm là trạng-thái của nhẹ-nhàng tâm-sở.

    2- Kāyacittagarubhāvanimmaddanarasā chế ngự được sự nặng nề của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là phận sự của nhẹ- nhàng tâm-sở.

    3- Kāyacittānaṃ adandhatāpaccupaṭṭhānā không nặng nề, không chậm chạp của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là quả hiện hữu của nhẹ-nhàng tâm-sở.

    4- Kāyacittapadaṭṭhānā tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là nhân-duyên gần phát sinh lahutācetasika.

    * Hai tịnh-hảo tâm-sở này đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    12- Kāyamudutācetasika: tam-uẩn nhu-nhuyến tâm-sở.

    13- Cittamudutācetasika: thức-uẩn nhu-nhuyến tâm-sở.

    * Kāyamudutācetasika: tam-uẩn nhu-nhuyến tâm-sở là tâm-sở làm nhu-nhuyến tam-uẩn: thọ- uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn.

    * Cittamudutācetasika: thức-uẩn nhu-nhuyến tâm-sở là tâm-sở làm nhu-nhuyến thức-uẩn.

    2 tịnh-hảo tâm-sở đều có chung 1 mudutā- cetasika nhu-nhuyến tâm-sở, có trạng-thái làm nhu-nhuyến tam-uẩn tâm-sở và thức-uẩn, nghĩa là làm nhu-nhuyến các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm ấy.

    Trạng-thái riêng của mudutācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Mudutāyo kāyacittatthambhavūpasama- lakkhaṇā 2 nhu-nhuyến tâm-sở làm giảm sự cứng rắn, ngã mạn của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là trạng-thái của nhu- nhuyến tâm-sở.

    2- Kāyacittathadhabhāvanimmaddanarasā chế ngự được tính cứng rắn của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là phận sự của nhu-nhuyến tâm-sở.

    3- Appaṭighātapaccupaṭṭhānā sự không đụng chạm, không bất bình của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là quả hiện hữu của nhu-nhuyến tâm-sở.

    4- Kāyacittapadaṭṭhānā tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là nhân-duyên gần phát sinh mudutācetasika.

    * Hai tịnh-hảo tâm-sở này đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    14- Kāyakammaññatācetasika: tam-uẩn uyển- chuyển tâm-sở.

    15- Cittakammaññatācetasika: thức-uẩn uyển- chuyển tâm-sở.

    * Kāyakammaññatācetasika: tam-uẩn uyển- chuyển tâm-sở là tâm-sở làm uyển-chuyển tam- uẩn: thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn.

    * Cittakammaññatācetasika: thức-uẩn uyển- chuyển tâm-sở là tâm-sở làm uyển-chuyển thức-uẩn.

    2 tịnh-hảo-tâm-sở đều có chung 1 kammaññatā- cetasika: uyển-chuyển tâm-sở có trạng-thái làm uyển-chuyển tam-uẩn tâm-sở và thức-uẩn, nghĩa là làm uyển-chuyển các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm ấy.

    Trạng-thái riêng của kammaññatācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Kammaññatā kāyacittākammaññabhāva- vūpasamalakkhaṇā 2 uyển-chuyển tâm-sở làm giảm sự cứng nhắc của tâm với tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là trạng-thái của uyển- chuyển tâm-sở.

    2- Kāyacittākammaññabhāvanimmaddanarasā chế ngự được sự cứng nhắc của tâm và các tâm- sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là phận sự của uyển-chuyển tâm-sở.

    3- Kāyacittānaṃ ārammaṇakaraṇasampatti- paccupaṭṭhānā thành tựu kết quả làm cho đối- tượng của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh- hảo-tâm là quả hiện hữu của uyển-chuyển tâm-sở.

    4- Kāyacittapadaṭṭhānā tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là nhân-duyên gần phát sinh kammaññatācetasika.

    * Hai tịnh-hảo-tâm-sở này đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    16- Kāyapāguññatācetasika: tam-uẩn thuần- thục tâm-sở.

    17- Cittapāguññatācetasika: thức-uẩn thuần- thục tâm-sở.

    * Kāyapāguññatācetasika: tam-uẩn thuần-thục tâm-sở là tâm-sở làm thuần-thục tam-uẩn: thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn.

    * Cittapāguññatācetasika: thức-uẩn thuần- thục tâm-sở là tâm-sở làm thuần-thục thức-uẩn.

    2 tịnh-hảo-tâm-sở đều có chung 1 pāguññatā- cetasika: thuần-thục tâm-sở có trạng-thái làm thuần-thục tam-uẩn tâm-sở và thức-uẩn, nghĩa là làm thuần-thục các tâm-sở đồng sinh với tịnh- hảo-tâm ấy.

    Trạng-thái riêng của pāguññatācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Pāguññatā kāyacittānam agelaññabhāva- lakkhaṇā 2 thuần-thục tâm-sở không làm khổ tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là trạng-thái của thuần-thục tâm-sở.

    2- Kāyacittagelaññanimmaddanarasā chế ngự được bệnh của tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là phận sự của thuần-thục tâm-sở.

    3- Nirādīnavapaccupaṭṭhānā không có tội lỗi, phiền-não là quả hiện hữu của thuần-thục tâm-sở.

    4- Kāyacittapadaṭṭhānā tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là nhân-duyên gần phát sinh pāguññatācetasika.

    * Hai tịnh-hảo tâm-sở này đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    18- Kāyujukatācetasika: tam-uẩn trung-thực tâm-sở.

    19- Cittujukatācetasika: thức-uẩn trung-thực tâm-sở.

    * Kāyujukatācetasika: tam-uẩn trung-thực tâm-sở là tâm-sở làm trung-thực tam-uẩn: thọ- uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn.

    * Cittujukatācetasika: thức-uẩn trung-thực tâm sở là tâm-sở làm trung-thực thức-uẩn.

    2 tịnh-hảo tâm-sở đều có chung 1 ujukatā- cetasika: trung-thực tâm-sở có trạng-thái làm trung-thực tam-uẩn tâm-sở và thức-uẩn, nghĩa là làm trung-thực các tâm-sở đồng sinh với tịnh- hảo-tâm ấy.

    Trạng-thái riêng của ujukatācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Ujukatā kāyacitta ajjavalakkhaṇā 2 trung-thực tâm-sở làm trung-thực tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là trạng-thái của trung-thực tâm-sở.

    2- Kāyacittakuṭilabhāvanimmaddanarasā chế ngự được sự không thành thật tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là phận sự của trung- thực tâm-sở.

    3- Ajimhatāpaccupaṭṭhānā sự trung-thực là quả hiện hữu của trung-thực tâm-sở.

    4- Kāyacittapadaṭṭhānā tâm và các tâm-sở đồng sinh với tịnh-hảo-tâm là nhân-duyên gần phát sinh ujukatācetasika.

    * Hai tịnh-hảo tâm-sở này đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm, không đồng sinh với 30 bất-tịnh-hảo-tâm.

    2- Viraticetasika: chế ngự tâm-sở

    Viraticetasika: chế ngự tâm-sở có trạng-thái tránh xa thân hành-ác (kāyaduccarita), tránh xa khẩu hành-ác (vacīduccarita), tránh xa cách sống tà-mạng (micchājīva).

    Viraticetasika: chế ngự tâm-sở có 3 loại:

    - Sammāvācācetasika: chánh-ngữ tâm-sở.

    - Sammākammantacetasika: chánh-nghiệp tâm-sở.

    - Sammā ājīvacetasika: chánh-mạng tâm-sở.

    1- Sammāvācācetasika: chánh-ngữ tâm-sở là tịnh-hảo tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hoặc siêu-tam-giới-tâm, tránh xa 4 khẩu hành-ác là tránh xa sự nói-dối, tránh xa nói lời chia rẽ, tránh xa nói lời thô tục, tránh xa nói lời vô ích, không liên quan đến sự nuôi mạng.

    Trạng-thái riêng của sammāvācācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Pariggahalakkhaṇā chế ngự khẩu nói ác là trạng-thái của chánh-ngữ tâm-sở.

    2- Viramaṇarasā tránh xa 4 tà-ngữ là phận sự của chánh-ngữ tâm-sở.

    3- Micchāvācāpahānapaccupaṭṭhānā diệt 4 tà-ngữ là quả hiện hữu của chánh-ngữ tâm-sở.

    4- Saddhāhirotappādiguṇapadaṭṭhānā có đức-tin, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi là nhân-duyên gần phát sinh sammāvācācetasika.

    Sammāvācā chánh-ngữ có 3 loại:

    - Kathāsammāvācā: nói lời chánh-ngữ là lời hay, thuyết pháp, giảng đạo, dạy dỗ đem lại sự lợi ích cho người nghe.

    - Cetanāsammāvācā: tác-ý chánh-ngữ là tác- ý tránh xa 4 tà-ngữ, nói 4 chánh-ngữ:

    - Tránh xa lời nói-dối, mà nói lời chân thật.

    - Tránh xa nói lời chia rẽ, mà nói lời hoà hợp.

    - Tránh xa nói lời thô tục, mà nói lời dịu dàng.

    - Tránh xa nói lời vô ích, mà nói lời có ích.

    - Viratisammāvācā: chế ngự tà-ngữ là khi tiếp xúc trực tiếp đối diện với đối-tượng dễ phát sinh nói-dối, nhưng tránh xa lời nói-dối, mà nói lời chân thật, hoặc làm thinh không nói, gọi là viratisammāvācā.

    2- Sammākammantacetasika: chánh-nghiệp tâm-sở là tịnh-hảo tâm-sở đồng sinh với đại- thiện-tâm hoặc siêu-tam-giới-tâm, tránh xa 3 thân hành-ác là tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, không liên quan đến sự nuôi mạng.

    Trạng-thái riêng của sammākammanta- cetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Samuṭṭhānalakkhaṇo chế ngự thân hành- ác là trạng-thái của chánh-nghiệp tâm-sở.

    2- Viramaṇaraso tránh xa 3 tà-nghiệp là phận sự của chánh-nghiệp tâm-sở.

    3- Micchākammantapahānapaccupaṭṭhāno diệt 3 tà-nghiệp là quả hiện hữu của chánh- nghiệp tâm-sở.

    4- Saddhāhirotappādiguṇapadaṭṭhāno có đức- tin, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội- lỗi, ... là nhân-duyên gần phát sinh sammākammanta- cetasika.

    Sammākammanta chánh-nghiệp có 3 loại:

    - Kiriyāsammākammanta: hành chánh-nghiệp là thân hành công việc phước-thiện đem lại sự lợi ích cho mình và chúng-sinh.

    - Cetanāsammākammanta: tác-ý chánh-nghiệp là tác-ý tránh xa 3 tà-nghiệp, hành 3 chánh-nghiệp.

    - Tránh xa sự sát-sinh, mà hành phóng sinh.

    - Tránh xa sự trộm-cắp, mà hành phước- thiện bố-thí đến chúng-sinh.

    - Tránh xa sự tà-dâm, mà thực-hành phạm hạnh cao thượng.

    - Viratisammākammanta: chế ngự tà-nghiệp, là khi tiếp xúc trực tiếp đối diện với đối-tượng dễ phát sinh trộm-cắp, nhưng tránh xa sự trộm- cắp, gọi là viratisammākammanta.

    3- Sammā-ājīvacetasika: chánh-mạng tâm- sở là tịnh-hảo tâm-sở đồng sinh với đại-thiện- tâm hoặc siêu-tam-giới-tâm, tránh xa 3 thân hành-ác, tránh xa 4 khẩu nói-ác liên quan đến sự nuôi mạng.

    Trạng-thái riêng của sammā-ājīvacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Vodānalakkhaṇo sự nuôi mạng trong sạch là trạng-thái của chánh-mạng tâm-sở.

    2- Kāyajīvappavattiraso sự nuôi mạng do thân và khẩu trong sạch là phận sự của chánh- mạng tâm-sở.

    3- Micchā ājīvapahānapaccupaṭṭhāno diệt tà- mạng là quả hiện hữu của chánh-mạng tâm-sở.

    4- Saddhāhirotappādiguṇapadaṭṭhāno có đức- tin, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi,... là nhân-duyên gần phát sinh sammā-ājīvacetasika.

    Sammā-ājīva chánh-mạng có 2 loại:

    - Vīriyasammā ājīva: tinh-tấn chánh-mạng là tinh-tấn làm công việc nuôi mạng hợp pháp.

    - Viratisammā ājīva: chế ngự tà-mạng là tránh xa 3 thân hành-ác, tránh xa 4 khẩu nói-ác liên quan đến sự nuôi mạng, khi tiếp xúc trực tiếp đối diện với đối-tượng gọi là viratisammā ājīva.

    Viraticetasika: chế ngự tâm-sở có 3 loại: chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh- mạng tâm-sở là 3 tịnh-hảo tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hoặc siêu-tam-giới-tâm.

    Trạng-thái riêng của viraticetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Viratiyo duccarita avītikkamalakkhaṇā chế ngự tâm-sở không phạm mọi hành-ác do thân và khẩu là trạng-thái của chế ngự tâm-sở.

    2- Kāyaduccaritādivatthuto saṅkocanarasā từ bỏ 3 thân hành-ác, 4 khẩu nói-ác là phận sự của chế ngự tâm-sở.

    3- Akiriyapaccupaṭṭhānā không tạo mọi ác- nghiệp, tránh xa mọi hành-ác do thân và khẩu là quả hiện hữu của chế ngự tâm-sở.

    4- Saddhāhirotappa appicchatādiguṇapadaṭ- ṭhānā có đức-tin, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, ít tham muốn,... là nhân-duyên gần phát sinh viraticetasika.

    Tà-ngữ, tà-nghiệp, tà-mạng

    * Nếu người nào có tác-ý tâm-sở đồng sinh với tham-tâm nói-dối lường gạt người khác, để chiếm đoạt của cải tài sản đem về nuôi mạng thì người ấy đã tạo khẩu nói-ác liên quan đến nuôi mạng, nên thuộc về tà-ngữ và tà-mạng.

    * Nếu người nào có tác-ý tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ghét người, nên nói-dối lường gạt họ, để gây thiệt hại của cải tài sản, không chiếm đoạt thì người ấy đã tạo khẩu nói-ác không liên quan đến nuôi mạng, nên chỉ thuộc về tà-ngữ mà không phải tà-mạng.

    * Nếu người nào làm nghề đồ tể giết mổ gia súc bán thịt nuôi mạng thì người ấy đã tạo thân hành-ác liên quan đến nuôi mạng, nên thuộc về tà-nghiệp và tà-mạng.

    * Nếu người nào thích câu cá, săn bắn thú rừng làm thú tiêu khiển, thì người ấy đã tạo thân hành-ác không liên quan đến nuôi mạng, nên thuộc về tà-nghiệp mà không phải tà-mạng.

    * Ba chế ngự tâm-sở này đồng sinh với 16 hoặc 48 tịnh-hảo-tâm:

    - 8 đại-thiện-tâm.

    - 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

    * Ba chế ngự tâm-sở không đồng sinh với 73 tâm còn lại:

    - 12 bất-thiện-tâm.

    - 18 vô-nhân-tâm.

    - 8 đại-quả-tâm.

    - 8 đại-duy-tác-tâm.

    - 15 sắc-giới-tâm.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    Virati: chế ngự có 3 loại:

    1- Samādānavirati: chế ngự do thọ trì giới.

    2- Sampattivirati: chế ngự do đối diện với đối-tượng hiện-tại.

    3- Samucchedavirati: chế ngự do Thánh-đạo-tuệ.

    Năng lực của mỗi chế ngự

    * Năng lực của chế ngự tâm-sở do thọ trì giới như thế nào?

    Người nào trước đã thọ trì giới xong, về sau tiếp xúc trực tiếp với đối-tượng có thể phạm điều-giới, nhưng người ấy chế ngự do thọ trì giới, nên không phạm điều-giới.

    Ví dụ:

    * Buổi sáng, một cận-sự-nam đến chùa, đảnh lễ Ngài Trưởng-lão, xin thọ phép quy-y Tam-bảo cùng với thọ-trì ngũ-giới, rồi trở về nhà dắt trâu ra đồng cày ruộng, cày xong, thả trâu đi ăn cỏ. Con trâu đi lạc, cận-sự-nam đi theo dấu chân trâu vào rừng, gặp con trăn lớn bò đến quấn chặt siết mạnh thân mình của ông, cận-sự-nam cảm giác vô cùng đau đớn, ông có mang sẵn con dao bén trong mình, cận-sự-nam có ý định rút con dao ra giết con trăn để thoát chết, chợt nhớ lại rằng: “Sáng nay, ta đã xin thọ phép quy-y Tam-bảo cùng với thọ-trì ngũ-giới nơi Ngài Trưởng- lão, có điều giới:

    “Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samā-diyāmi”. (Con xin thọ-trì điều giới, có tác-ý tránh xa sự sát-sinh).

    Bây giờ, muốn thoát chết, ta có ý định giết con trăn này thì phạm điều-giới sát-sinh. Đó là điều không nên đối với ta là cận-sự-nam”.

    Do suy nghĩ như vậy, nên người cận-sự-nam ném con dao ra xa, quyết tâm giữ gìn ngũ-giới tránh xa sự sát-sinh.

    Do năng lực của giới trong sạch của cận-sự- nam, nên con trăn lớn xả ra, rồi bò đi nơi khác.

    Câu chuyện này, cận-sự-nam từ khi thọ trì ngũ-giới cho đến lúc đi vào rừng tìm con trâu, chưa gọi là virati: chế ngự, khi quyết tâm giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh, mới gọi là samādānavirati: chế ngự do thọ trì giới.

    * Năng lực của chế ngự do đối diện với đối- tượng hiện-tại như thế nào?

    Tích cậu Jaggana tại đảo quốc Sīhala, nay gọi là Srilanka. Tích được tóm lược như sau:

    Người mẹ lâm bệnh cần món thịt thỏ nấu với thuốc, người anh bảo cậu Jaggana vào rừng bắt con thỏ. Vâng lời anh, cậu Jaggana mang bẫy vào rừng bắt được một con thỏ con, sẽ giết nó chết.

    Nhìn thấy thỏ con run sợ chết, cậu Jaggana phát sinh tâm bi thương xót, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tránh xa sự sát-sinh, nên thả con thỏ con được tự do chạy vào rừng.

    Cậu Jaggana trở về nhà, đến quỳ bên giường mẹ phát nguyện rằng:

    “Kính thưa mẹ, từ khi con hiểu biết cho đến nay, chưa từng có tác-ý sát-hại chúng-sinh bao giờ. Do lời chân thật này, xin cho mẹ khỏi căn bệnh này”.

    Sau khi cậu Jaggana phát nguyện xong, căn bệnh của mẹ cậu được khỏi hẳn.

    Tích này, trước đó cậu Jaggana không thọ trì giới, khi tiếp xúc trực tiếp đối diện hiện-tại với thỏ con, không giết nó, tránh xa sự sát-sinh, nên gọi là sampattivirati: chế ngự thân hành ác do đối diện với đối-tượng hiện-tại.

    * Năng lực của chế ngự do Thánh-đạo-tuệ như thế nào?

    Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ đồng sinh với 4 Thánh-đạo- tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam- giới, nên diệt tận được 3 thân hành-ác, 4 khẩu hành-ác, nên gọi là samucchedavirati: chế ngự do Thánh-đạo-tuệ.

    3- Appamaññācetasika: vô-lượng tâm-sở là tịnh-hảo tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 3 đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, 3 đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, 3 đệ tam thiền sắc-giới thiện- tâm, 3 đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có đối-tượng chúng-sinh vô lượng.

    Appamaññācetasika: vô-lượng tâm-sở có 2 tâm-sở:

    1- Karuṇācetasika: bi tâm-sở.

    2- Muditācetasika: hỷ tâm-sở.

    - Karuṇācetasika: bi tâm-sở là tâm-sở thương xót chúng-sinh đang khổ (dukkhitasattapaññatti).

    Trạng-thái riêng của karuṇācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Karuṇā paradukkhassa apanayanalakkhaṇā tâm bi thương xót người khác đang khổ, muốn cứu giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ là trạng-thái của bi tâm-sở.

    2- Tassa asahanarasā không thể nhẫn tâm nhìn thấy cảnh khổ người khác là phận sự của bi tâm-sở.

    3- Ahiṃsā paccupaṭṭhānā không làm khổ chúng-sinh là quả hiện hữu của bi tâm-sở.

    4- Dukkhabhūtānamanāthabhāvadassana- padaṭṭhānā thấy cảnh khổ của chúng-sinh không có nơi nương nhờ là nhân-duyên gần phát sinh karuṇācetasika.

    Tâm bi giả là thấy cảnh khổ người khác, không chịu nổi, nên phát sinh tâm sầu não.

    Karuṇā tâm bi là 1 đề-mục thiền-định niệm rải tâm bi trong 4 đề-mục thiền-định tứ vô- lượng-tâm. Đề-mục thiền-định niệm rải tâm bi có đối-tượng thiền-định là dukkhitasattapañ- ñatti: chúng-sinh đang trong cảnh khổ, có khả năng chỉ chứng đắc từ đệ nhất-thiền sắc-giới-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới-tâm mà thôi.

    Đề-mục thiền-định niệm rải tâm bi không có khả năng chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới-tâm, bởi vì đề-mục thiền-định này cần có chi-thiền lạc, mà đệ ngũ thiền sắc-giới-tâm chỉ có 2 chi- thiền xả và nhất-tâm mà thôi.

    * Karuṇācetasika: bi tâm-sở đồng sinh với 28 tịnh-hảo-tâm:

    - 8 đại-thiện-tâm.

    - 8 đại-duy-tác-tâm.

    - 3 đệ nhất thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ nhị thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ tam thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ tứ thiền sắc-giới-tâm.

    * Karuṇācetasika: bi tâm-sở không đồng sinh với 61 tâm còn lại:

    - 12 bất-thiện-tâm.

    - 18 vô-nhân-tâm.

    - 8 đại-quả-tâm.

    - 3 đệ ngũ thiền sắc-giới-tâm.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

    2- Muditācetasika: hỷ tâm-sở là tâm-sở hoan- hỷ với chúng-sinh đang hưởng an-lạc (sukhita- sattapaññatti).

    Trạng-thái riêng của muditācetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Muditā pamodanalakkhaṇā tâm hỷ hoan- hỷ thấy người khác đang hưởng an-lạc là trạng- thái của hỷ tâm-sở.

    2- Anissāyanarasā không có ganh tỵ của cải tài sản, v.v, ... của người khác là phận sự của hỷ tâm-sở.

    3- Arativighātapaccupaṭṭhānā diệt tâm ganh tỵ là quả hiện hữu của hỷ tâm-sở.

    4- Lakkhīdassanapadaṭṭhānā thấy sự hạnh- phúc an-lạc đầy đủ của người khác là nhân-duyên gần phát sinh muditācetasika.

    Tâm hỷ giả là hoan-hỷ đồng sinh với tham- tâm thấy đối-tượng tốt đáng hài lòng.

    Muditā tâm hỷ là 1 đề-mục thiền-định niệm rải tâm hỷ trong 4 đề-mục thiền-định tứ vô- lượng-tâm. Đề-mục thiền-định niệm rải tâm hỷ

    có đối-tượng thiền-định là sukhitasattapaññatti: chúng-sinh đang hưởng sự an-lạc, có khả năng chỉ chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới-tâm mà thôi.

    Đề-mục thiền-định niệm rải tâm hỷ không có khả năng chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới-tâm, bởi vì đề-mục thiền-định này cần có chi-thiền lạc, mà đệ ngũ thiền sắc-giới-tâm chỉ có 2 chi- thiền là xả và nhất-tâm mà thôi.

    * Muditācetasika: hỷ tâm-sở đồng sinh với 28 tịnh-hảo-tâm, và không đồng sinh với 61 tâm còn lại giống như karuṇācetasika: bi tâm-sở.

    Vấn: Appamaññā có 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm là mettā, karuṇā, muditā, upekkhā, tại sao trong phần appamaññācetasika: vô- lượng tâm-sở chỉ có 2 tâm-sở là karuṇā- cetasika: bi tâm-sở và muditācetasika: hỷ tâm-sở mà thôi?

    Đáp: Appamaññā có 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm là mettā, karuṇā, muditā, upekkhā:

    * Đề-mục thiền-định niệm rải tâm từ (mettā) đến chúng-sinh vô-lượng có chi pháp là adosa- cetasika: vô-sân tâm-sở có đối-tượng thiền-định là piyamanāpasattapaññatti: chúng-sinh đáng thương đáng kính.

    * Đề-mục thiền-định niệm rải tâm bi (karuṇā) đến chúng-sinh vô-lượng có chi pháp là karuṇā- cetasika: bi tâm-sở có đối-tượng thiền-định là dukkhitasattapaññatti: chúng-sinh đang khổ.

    * Đề-mục thiền-định niệm rải tâm-hỷ (muditā) đến chúng-sinh vô-lượng có chi-pháp là muditā- cetasika: hỷ tâm-sở có đối-tượng thiền-định là sukhitasattapaññatti: chúng-sinh đang hưởng sự an-lạc.

    * Đề-mục thiền-định niệm rải tâm-xả (upekkhā) đến chúng-sinh vô-lượng có chi pháp là tatramajjhattatācetasika: trung-dung tâm-sở có đối-tượng thiền-định là majjhattasattapaññatti: chúng-sinh không thương không ghét.

    Như vậy, 2 tâm-sở là adosacetasika và tatra- majjhattatācetasika là 2 chi-pháp của đề-mục thiền-định mettā và đề mục thiền-định upekkhā đã trình bày trong phần cetasika, nên chỉ còn karuṇācetasika và muditācetasika mà thôi.

    4- Paññindriyacetasika có 1 tâm-sở:

    1- Paññindriyacetasika: tuệ-chủ tâm-sở là trí- tuệ kammassakatāpaññā biết rõ thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào mà ta đã tạo là của riêng, ta sẽ hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy, và chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy; và là trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp;

    là trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp; là trí-tuệ thiền- tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng- thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô- ngã của sắc-pháp, danh-pháp, đặc biệt nhất là trí-tuệ thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn.

    Trí-tuệ (paññā) này là chủ (indriya) có khả năng đặc biệt diệt được vô-minh (avijjā), cho nên gọi là paññindriyacetasika: tuệ-chủ tâm-sở.

    Trạng-thái của paññindriyacetasika có 4 pháp lakkhaṇādicatuka:

    1- Paññāpaṭivedhalakkhaṇā là tuệ-chủ có khả năng đặc biệt nhất là chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn là trạng-thái của tuệ-chủ tâm-sở.

    2- Visayobhāsanarasā trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) là phận sự của tuệ-chủ tâm-sở.

    3- Asammohapaccupaṭṭhānā không mê muội, sáng suốt là quả hiện hữu của tuệ-chủ tâm-sở.

    4- Yonisomanasikārapadaṭṭhānā trí-tuệ biết rõ trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh paññindriyacetasika.

    * Paññindriyacetasika: tuệ-chủ tâm-sở chỉ đồng sinh với 47 hoặc 79 tâm như sau:

    - 12 dục-giới tịnh-hảo-tâm hợp với trí-tuệ.

    - 15 sắc-giới-tâm.

    - 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm mà thôi.

    * Trí-tuệ có khả năng như sau:

    - Kammassakatāpaññā: trí-tuệ biết rõ bất- thiện-nghiệp nào, đại-thiện-nghiệp nào mà ta đã tạo rồi thuộc về của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả khổ của ác-nghiệp ấy, thừa hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.

    - Mahaggatapaññā: trí-tuệ đồng sinh với 15 sắc-giới tâm, 12 vô-sắc-giới-tâm.

    - Lokiyavipassanā: trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.

    - Lokuttaravipassanā: trí-tuệ thiền-tuệ siêu- tam-giới đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo- tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

    * Paññindriyacetasika: tuệ-chủ tâm-sở không đồng sinh với 42 tâm còn lại:

    - 12 bất-thiện-tâm.

    - 18 vô-nhân-tâm.

    - 12 tịnh-hảo-tâm không hợp với trí.

    ANIYATAYOGĪCETASIKA: BẤT-ĐỊNH TÂM-SỞ

    52 tâm-sở đồng sinh với tâm có 2 loại:

    1- Niyatayogīcetasika: cố-định tâm-sở có 41 tâm-sở chắc chắn đồng sinh với các tâm.

    2- Aniyatayogīcetasika: bất-định tâm-sở có 11 tâm-sở không chắc chắn, khi thì đồng sinh với tâm, khi thì không đồng sinh với tâm.

    Bất-định tâm-sở có 11 tâm-sở:

    - Mānacetasika: ngã-mạn tâm-sở.

    - Issācetasika: ganh-tỵ tâm-sở.

    - Macchariyacetasika: keo-kiệt tâm-sở.

    - Kukkuccacetasika: hối-hận tâm-sở.

    - Thīnacetasika: buồn-chán tâm-sở.

    - Middhacetasika: buồn-ngủ tâm-sở.

    - Sammāvācācetasika: chánh-ngữ tâm-sở.

    - Sammākammantacetasika: chánh-nghiệp tâm-sở.

    - Sammā-ājīvacetasika: chánh-mạng tâm-sở.

    - Karuṇācetasika: bi tâm-sở.

    - Muditācetasika: hỷ tâm-sở.

    11 bất-định tâm-sở này không chắc chắn khi thì đồng sinh với tâm, khi thì không đồng sinh với tâm, chia ra làm 3 loại:

    1- Nānākadācicetasika: tâm-sở sinh riêng rẽ khi thì đồng sinh với tâm, khi thì không đồng sinh với tâm có 8 bất-định tâm-sở là:

    1- Issācetasika: ganh-tỵ tâm-sở.

    2- Macchariyacetasika: keo-kiệt tâm-sở.

    3- Kukkuccacetasika: hối-hận tâm-sở.

    4- Sammāvācācetasika: chánh-ngữ tâm-sở.

    5- Sammākammantacetasika: chánh-nghiệp tâm-sở.

    6- Sammā-ājīvacetasika: chánh-mạng tâm-sở.

    7- Karuṇācetasika: bi tâm-sở.

    8- Muditācetasika: hỷ tâm-sở.

    Tám bất-định tâm-sở này, mỗi tâm-sở có mỗi đối-tượng khác nhau, cho nên mỗi tâm-sở sinh riêng rẽ, không chắc chắn, khi thì đồng sinh với tâm tương xứng, khi thì không đồng sinh với tâm tương xứng, nên gọi là nānākadācicetasika.

    * Ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở, hối-hận tâm-sở (trong nhóm sân có 4 tâm-sở) mỗi bất- định tâm-sở này có mỗi đối-tượng khác nhau, nên sinh riêng rẽ, không chắc chắn, khi đồng sinh với 2 sân-tâm, khi không đồng sinh với 2 sân-tâm.

    * Viraticetasika: chế ngự tâm-sở có 3 tâm-sở là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh- mạng tâm-sở đồng sinh với 16 hoặc 48 tâm.

    - Nếu 3 chế ngự tâm-sở thuộc về lokiyavirati-cetasika: tam-giới chế ngự tâm-sở là aniyata- yogīcetasika: bất-định tâm-sở thuộc về loại nānākadācicetasika thì mỗi bất-định tâm-sở riêng rẽ đồng sinh trong 8 đại-thiện-tâm.

    - Nếu 3 chế ngự tâm-sở thuộc về lokuttara- viraticetasika: siêu-tam-giới chế ngự tâm-sở thuộc về loại niyata-ekatocetasika: chế ngự tâm-sở cố định thì 3 chế ngự tâm-sở này chắc chắn cùng đồng sinh với nhau trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm cùng có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

    * Bi tâm-sở và hỷ tâm-sở thuộc về vô-lượng tâm-sở (appamaññācetasika), mà mỗi bất-định tâm-sở có mỗi đối-tượng chúng-sinh khác nhau, nên mỗi tâm-sở riêng rẽ không chắc chắn khi thì không đồng sinh, khi thì đồng sinh với 8 đại- thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 3 đệ nhất thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ nhị thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ tam thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ tứ thiền sắc-giới- tâm, nên gọi là nānākadācicetasika.

    2- Kadācicetasika: bất-định tâm-sở khi có, khi không, không chắc chắn chỉ có 1 bất-định tâm- sở là ngã-mạn tâm-sở (trong nhóm tham có 3 tâm-sở), khi thì đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, khi thì không đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, nên gọi là kadācicetasika.

    3- Sahakadācicetasika: bất-định tâm-sở khi cùng có, khi cùng không, không chắc chắn có 2 tâm-sở là buồn-chán tâm-sở (thīnacetasika) và buồn-ngủ tâm-sở (middhacetasika) khi thì cả 2 tâm-sở này cùng đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động (4 tham-tâm cần tác-động và 1 sân- tâm cần tác-động), nên gọi là sahakadāci- cetasika, khi thì cả 2 tâm-sở này không đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động.

    Giảng giải bất-định tâm-sở

    * Ngã-mạn-tâm-sở (mānacetasika) là bất-định tâm-sở không chắc chắn, khi thì đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, khi thì không đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

    Khi tham-tâm không hợp với tà-kiến phát sinh nếu có ngã-mạn chấp ngã tự sánh mình với người thì ngã-mạn tâm-sở đồng sinh với tham- tâm không hợp với tà-kiến ấy; nhưng nếu không có ngã-mạn chấp ngã tự sánh mình với người thì ngã-mạn tâm-sở không đồng sinh với 4 tham- tâm không hợp với tà-kiến ấy.

    Vì vậy, mānacetasika gọi là kadācicetasika.

    * Ganh-tỵ tâm-sở (issācetasika), keo-kiệt tâm-sở (macchariyacetasika), hối-hận tâm-sở (kukkuccacetasika) (trong nhóm sân có 4 tâm- sở), 3 bất-định tâm-sở này, mỗi tâm-sở có mỗi đối-tượng khác nhau, nên mỗi tâm-sở riêng rẽ đồng sinh với sân-tâm, không chắc chắn, khi thì đồng sinh với 2 sân-tâm, khi thì không đồng sinh với 2 sân-tâm.

    - Nếu khi nào sân-tâm phát sinh mà không có ganh-tỵ, cũng không có keo-kiệt, cũng không có hối-hận, mà có đối-tượng khác thì cả 3 tâm-sở ganh-tỵ, keo-kiệt, hối-hận không có tâm-sở nào đồng sinh với sân-tâm ấy.

    - Nếu khi nào sân-tâm phát sinh có ganh-tỵ thì khi ấy ganh-tỵ tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ấy, mà không có 2 tâm-sở keo-kiệt, hối-hận.

    - Nếu khi nào sân-tâm phát sinh có keo-kiệt thì khi ấy keo-kiệt tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ấy, mà không có 2 tâm-sở ganh-tỵ, hối-hận.

    - Nếu khi nào sân-tâm phát sinh có hối-hận thì khi ấy hối-hận tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ấy, mà không có 2 tâm-sở ganh-tỵ, keo-kiệt.

    Vì vậy, 3 bất-định tâm-sở là issācetasika, macchariyacetasika, kukkuccacetasika gọi là nānākadācicetasika.

    * Buồn-chán tâm-sở (thīnacetasika) và buồn- ngủ tâm-sở (middhacetasika) là 2 tâm-sở cùng đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động (4 tham-tâm cần tác-động và 1 sân-tâm cần tác- động) không chắc chắn, bởi vì:

    - Nếu khi nào bất-thiện-tâm cần tác-động nào phát sinh, nhưng bất-thiện-tâm ấy vẫn có năng lực biết đối-tượng, không chán nản, không buông bỏ đối-tượng thì khi ấy buồn-chán tâm-sở và buồn-ngủ tâm-sở không đồng sinh với bất- thiện-tâm cần tác-động ấy.

    - Nếu khi nào bất-thiện-tâm cần tác-động nào phát sinh, nhưng bất-thiện-tâm ấy không còn có năng lực biết đối-tượng, chán nản, buông bỏ đối- tượng thì khi ấy buồn-chán tâm-sở và buồn-ngủ tâm-sở đều đồng sinh với bất-thiện-tâm cần tác- động ấy.

    Vì vậy, 2 bất-định tâm-sở thīnacetasika, middhacetasika gọi là sahakadācicetasika.

    * Chế ngự-tâm-sở có 3 tâm-sở là chánh-ngữ tâm-sở (sammāvācā), chánh-nghiệp tâm-sở (sam- mākammanta), chánh-mạng tâm-sở (sammā- ājīvacetasika) đồng sinh với 16 hoặc 48 tịnh- hảo-tâm.

    * Nếu 3 chế ngự tâm-sở thuộc về lokiyavirati- cetasika tam-giới chế ngự tâm-sở thuộc về aniyatayogīcetasika: bất-định tâm-sở loại nānā- kadācicetasika thì mỗi bất-định tâm-sở riêng rẽ đồng sinh trong 8 đại-thiện-tâm, bởi vì:

    - Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh do đức- tin, trí-tuệ, v.v...không liên quan đến tránh xa 3

    thân hành-ác, không liên quan đến tránh xa 4 khẩu hành-ác, không liên quan đến sự nuôi- mạng thì khi ấy 3 chế ngự-tâm-sở không có tâm- sở nào đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

    - Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh để tránh xa 4 khẩu hành-ác, không liên quan đến sự nuôi- mạng thì khi ấy chỉ có chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy mà thôi, còn chánh- nghiệp và chánh-mạng không đồng sinh với đại- thiện-tâm ấy.

    - Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh để tránh xa 3 thân hành-ác, không liên quan đến sự nuôi-mạng thì khi ấy chỉ có chánh-nghiệp tâm- sở đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy mà thôi, còn chánh-ngữ và chánh-mạng không đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

    - Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh nuôi mạng chân chánh không liên quan đến khẩu hành-ác và thân hành-ác thì khi ấy chỉ có chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với đại-thiện- tâm ấy mà thôi, còn chánh-ngữ và chánh-nghiệp không đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

    - Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh để tránh xa khẩu hành-ác liên quan đến sự nuôi- mạng thì khi ấy có chánh-ngữ tâm-sở và chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với đại-thiện- tâm ấy.

    - Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh để tránh xa thân hành-ác liên quan đến sự nuôi-mạng thì khi ấy có chánh-nghiệp tâm-sở và chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

    Vì vậy, 3 tâm-sở sammāvācācetasika, sammā- kammantacetasika, sammā-ājīvacetasika gọi là nānākadācicetasika.

    * Nếu 3 chế ngự tâm-sở thuộc về lokuttara- viraticetasika loại niyata-ekatocetasika thì 3 chế ngự tâm-sở này chắc chắn cùng đồng sinh với nhau trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

    - Khi chế ngự tâm-sở có 3 tâm là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm- sở thuộc về lokuttaraviraticetasika: siêu-tam-giới chế ngự tâm-sở chắc chắn đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm có cùng đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

    Bởi vì trong Thánh-đạo-tâm và Thánh-quả- tâm có đầy đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư- duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định có đối- tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, cho nên chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm- sở là 3 chế ngự tâm-sở gọi là niyata- ekatocetasika cùng đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

    * Appamaññācetasika: vô-lượng tâm-sở có 2 tâm-sở là bi tâm-sở (karuṇācetasika) và hỷ tâm- sở (muditācetasika) là 2 bất-định tâm-sở không chắc chắn, khi đồng sinh, khi không đồng sinh với 28 tịnh-hảo-tâm.

    - Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh do đức- tin, trí-tuệ, chánh-ngữ, v.v... không liên quan đến sự thương xót chúng-sinh đang khổ (dukkhita- sattapaññatti), hoặc hoan-hỷ đối với chúng-sinh đang hưởng sự an-lạc (sukhitasattapaññatti) thì khi ấy 2 vô-lượng tâm-sở không phát sinh.

    - Nếu khi nào hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định kasiṇa dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới-tâm, không phải là đề-mục thiền-định sattapaññatti: chúng-sinh chế-định thì khi ấy 2 vô-lượng tâm-sở không đồng sinh với các tâm ấy.

    - Nhưng nếu khi nào hành-giả có đại-thiện- tâm, đại-duy-tác-tâm, sắc-giới-thiền thiện-tâm phát sinh do đề-mục niệm rải tâm bi đến dukkhitasattapaññatti: chúng-sinh đang khổ thì khi ấy bi tâm-sở đồng sinh với 28 tịnh-hảo-tâm đó là 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 12 sắc-giới thiền-tâm (trừ 3 đệ ngũ thiền sắc-giới thiền-tâm), còn hỷ tâm-sở không đồng sinh với 28 tâm ấy.

    - Nếu khi nào hành-giả có đại-thiện-tâm, đại- duy-tác-tâm, sắc-giới thiền-tâm phát sinh do đề-

    mục niệm rải tâm-hỷ đến sukhitasattapaññatti: chúng-sinh đang hưởng an-lạc thì khi ấy hỷ tâm-sở đồng sinh với 28 tịnh-hảo-tâm đó là 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 12 sắc-giới thiền-tâm (trừ 3 đệ ngũ thiền sắc-giới thiền-tâm), còn bi tâm-sở không đồng sinh với 28 tâm ấy.

    Vì vậy, 2 bất-định tâm-sở karuṇācetasika và muditācetasika gọi là nānākadācicetasika.

    NIYATAYOGĪCETASIKA: CỐ-ĐỊNH TÂM-SỞ

    Niyatayogīcetasika: cố-định tâm-sở là tâm-sở chắc chắn đồng sinh với tâm, có 41 tâm sở:

    - Sabbacittasādhāraṇacetasika
    - Pakiṇṇakacetasika
    - Mocatukacetasika
    - Lobhacetasika
    - Diṭṭhicetasika
    - Dosacetasika
    - Vicikicchācetasika
    - Sobhaṇasādhāraṇacetasika
    - Paññindriyacetasika

    có 7 tâm-sở.
    có 6 tâm-sở.
    có 4 tâm-sở.
    có 1 tâm-sở.
    có 1 tâm-sở.
    có 1 tâm-sở.
    có 1 tâm-sở.
    có 19 tâm-sở.
    có 1 tâm-sở.

    Gồm có 41 tâm-sở đồng sinh với tâm liên quan cố-định.

    - Sabbacittasādhāraṇacetasika có 7 tâm-sở chắc chắn đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

    - Pakiṇṇakacetasika có 6 tâm-sở đồng sinh rải rác với các tâm thích hợp theo tuần tự 55 tâm, 66

    tâm, 78 hoặc 110 tâm, 73 hoặc 105 tâm, 51 tâm, 69 hoặc 101 tâm.

    - Mocatukacetasika có 4 tâm-sở là moha- cetasika, ahirikacetasika, anottappacetasika, uddhaccacetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm mà thôi.

    - Lobhacetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 8 tham-tâm mà thôi.

    - Diṭṭhicetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến mà thôi.

    - Dosacetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi.

    - Vicikicchācetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi mà thôi.

    - Sobhaṇasādhāraṇacetasika có 19 tâm-sở chắc chắn chỉ đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh- hảo-tâm mà thôi.

    - Paññindriyacetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 47 hoặc 79 tịnh-hảo-tâm hợp với trí-tuệ mà thôi.

    Vì vậy, 41 tâm-sở này gọi là niyatayogī- cetasika là những tâm-sở chắc chắn đồng sinh với các tâm liên quan ấy.

    (xong phần 52 tâm-sở )

    -oo0oo-

    (1) Aṅguttaranikāya, Chakkanipāta, kinh Nibbedhikasutta.
    (2) Có trong bộ khác, không có trong Aṭṭhakathā.
    (3) Xem giảng giải trong phần 2 si-tâm trước.
    (4) Tìm hiểu rõ trong quyển “Ngũ-Giới Là Thường-Giới Của Mọi Người Trong Đời”, cùng soạn giả.
    (5) Bộ Visuddhimagga, Khandhaniddesa, Saṅkhārakkhandhakathā.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.