Tiểu sử Tu Nữ Diệu Thành

Tiểu sử Tu Nữ Diệu Thành

    Xin gửi đến quý vị đôi nét về vị ni trưởng cao hạ nhất trong ni chúng Tu Nữ Nam Tông Việt Nam hiện nay. Người mà tôi muốn kể ra đây chính là sư bà Diệu Thành.

    Sư bà Diệu Thành có pháp danh Tâm Thiện nhưng chúng ta vẫn thường biết với cái tên gọi thân thương là tu nữ Diệu Thành. Sư bà là ni trưởng của chúng Tu nữ chùa Bửu Long tọa lạc số 81, đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

    Sư bà Diệu Thành có thế danh là Phạm Thị Bích Thành sinh ngày 20 tháng 10 năm 1938 tại Bình Định. Sư bà là con gái út trong gia đình có năm chị gái. Sư bà biết đến Phật giáo Theravāda nhờ nhân duyên từ thân phụ của sư bà. Thân phụ là một Phật tử có tâm tín thành Tam bảo, thường đi chùa Phước Quang, tỉnh Bình Định. Thời ấy vào những thập niên 50 của thế kỷ 20, Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam mới thành lập, đoàn chư tăng truyền đạo của ngài tăng thống Hộ Tông thỉnh thoảng tới lui các khu vực miền Trung để hoằng pháp. Trong đoàn có ngài Kim Triệu là vị tăng sĩ trẻ rất có tâm và năng động trong việc tiếp dẫn người vào đạo. Thân phụ của sư bà đã rất hữu duyên với ngài Kim Triệu nên mỗi khi đoàn chư tăng đến chùa Phước Quang là thân phụ ra đảnh lễ và học đạo với ngài Kim Triệu. Sư bà Diệu Thành lúc đó đã 18, 19 tuổi, cũng đồng tâm trạng nhiệt huyết chí thành cầu đạo như thân sinh và luôn mong mỏi được xuống tóc xuất gia dù rằng sư bà chưa từng biết đời sống Tu nữ Nam tông sẽ như thế nào.

    Hôm ấy, được tin sư tổ(*) Hộ Tông cùng đoàn chư tăng ra thuyết pháp ở chùa Phước Quang, sư bà đến nghe pháp và tâm sự với ngài Kim Triệu về tâm nguyên xuất gia của mình. Ngài Kim Triệu chỉ dẫn đến nghe pháp và chờ cơ hội hữu duyên trình lên sư tổ. Thật là một duyên lành hội đủ tựa như cơn mùa đầu mùa cho những hạt mầm đang chờ đợi nước để đủ sức vươn lên.

    Đó là buổi sáng đó, trong lúc đang giảng pháp, sư tổ nói: “Trong hội chúng này có ai muốn xuất gia không? Lúc đó, ngài Kim Triệu liền ra dấu hiệu kêu sư bà vô gặp sư tổ Hộ Tông. Sư bà liền rón rén bước vào chánh điện quỳ lên giữa hội chúng bạch trình xin xuất gia. Sư tổ bảo phải có sự đồng ý của cha mẹ mới xuất gia được. Sư bà rất hân hoan tiếp tục ngồi thính pháp, mãi đến chiều tối. Sư tổ chợt nhìn lại sư bà, rồi nhớ lại lời cầu thỉnh xin xuất gia lúc sáng.

    Sư tổ vỗ tay vào ghế nói: “Tội nghiệp nhỏ này từ sáng đến giờ còn ngồi đây hả? Con muốn tu phải có Ba Mẹ đến tác bạch đồng ý thì ngài sẽ nhận liền”. Lúc đó, trời đã chạng vạng tối, nhà sư bà thì trong làng quê cách chùa 3 km, sư tổ đã nhờ hai Phật tử đưa sư bà nhà.

    Một sự phù hợp hơn cả sự mong đợi, thân phụ sư bà cũng mong muốn xuất gia, nay con gái chung lí tưởng thoát ly thì còn niềm vui nào hơn. Được sự đồng tình ủng hộ của gia đình, sư bà cả đêm không sao ngủ vì mừng vui chờ trời sáng.

    Hôm sau, mới hừng trời là sư bà Diệu Thành và thân phụ đã có mặt tại chùa Phước Quang. Trước sự chứng minh của chư tăng, thân phụ tuyên bố cho phép con gái xuất gia, tự do chọn lí tưởng sống. Thế là vẹn toàn cả hai, gia đình đồng ý cho đi tu, chư tăng hoan hỷ thâu nhận sư bà làm đệ tử. Sư tổ hướng dẫn về địa phương xin giấy phép chứng nhận xin đi xuất gia và bắt xe đò từ Bình Định vào Sài Gòn theo sự địa chỉ hướng dẫn của sư tổ Hộ Tông là đến chùa Kỳ Viên gần chợ Bàn Cờ, nơi trung tâm Phật giáo Nam tông. Sau đó, sư tổ gửi sư bà ra chùa Bửu Quang là ngôi chùa Nam tông kinh đầu tiên và cũng là nơi có nhiều cốc lêu cho Tu nữ cư trú tu tập.

    Điều đặc biệt đáng nói là sư bà đã tự tay cắt tóc, cạo đầu tại nhà rồi mới đi vô Sài Gòn. Bởi quá mừng vì đã toại nguyện được đi xuất gia, nên việc đầu tiên là phải bỏ ngay mái tóc và muốn tự tay mình cắt bỏ nó đi như sự gạt bỏ tham ái tướng thế gian.

    Vào chùa Bửu Quang, một trú xứ u tịch với nhiều cây rừng mát mẻ, vắng vẻ rất thích hợp cho tâm hồn cầu tu tập giải thoát của sư bà. Nơi thiền môn này, sư bà nhận được nhiều sự chở che giúp đỡ từ các vị Tu nữ trưởng lão tu trước như bà Đào, bà Năm Điếc, bà Đầy. Họ là những vị Tu nữ xuất thân từ gia đình giàu có thời ấy như bà Năm Điếc là chị ông hội đồng nên hội chúng hay gọi danh tánh bà là Tu nữ hội đồng. Sư bà ở phục vụ, tập sự để học kinh kệ và hành thiền. Tới ra hạ, sư bà được sư tổ tăng thống Hộ Tông làm lễ xuất gia Tu nữ vào ngày dâng y Kathina chùa Bửu Quang, tức ngày 20 tháng 9 năm 1958

    Vài năm sau, sư bà được tuyển chọn đi hành đạo ở Tam Bố huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Đây là một cơ sở Phật giáo Nam tông do sư tổ mới thành lập. Một trú xứ yên ắng trong khu rừng, chỉ có các các cốc sàng để tu thiền. Sư bà Diệu Thành cùng các vị Tu nữ khác ở đây tu thiền và phục vụ ngôi Tam bảo mới bắt đầu hình thành. Có khu vực dành riêng cho chư tăng, riêng sư tổ thì cứ thỉnh thoảng tới lui ra để dạy hành thiền. Cuộc sống tịnh cư nơi rừng vắng, sư bà và các vị Tu nữ nơi ấy không làm gì khác hơn là bám sát các đề mục thiền của mình. Cứ mỗi sáng công phu rồi thiền định, rồi phục vụ cơm nước cho một tập thể tu sĩ thiền sinh gồm cả tăng ni. Dù làm việc bếp núc thì cần trò chuyện giao tiếp khi sinh hoạt tập thể nhưng gần như không quên bổn phận của mình là tu tập thiền. Dù ăn cơm cùng mâm, cùng món ăn nhưng đề mục thiền mỗi người có khác bởi tùy theo cơ tánh của mỗi vị mà sư tổ hướng dẫn đề mục khác nhau. Mặt khác, một yếu tố không nhỏ khiến một tập thể luôn nghiêm cẩn tu tập đó là canh chừng theo dõi của sư tổ Hộ Tông. Tuy sư tổ không thường có mặt nơi đó nhưng sư tổ có đủ năng lực thấy biết tất cả nội tâm cá đệ tử mình đang suy nghĩ gì, đang trong tình trạng thế nào. Sư tổ có thể đến bất kì lúc nào và hỏi những vấn đề tâm vị thiền sinh đang diễn ra… Sự xuất hiện của sư tổ và những câu hỏi của ngài luôn làm cho hàng đệ tử vô cùng bái phục và kính nể có chút e sợ không dám dễ duôi.

    Thời gian sau, sư bà được dời về chùa Bồ Đề, núi Lớn, Vũng Tàu, cũng là một cơ sở mới thành lập, cũng có nhiều cốc lêu thiền định cho chư tăng và Tu nữ. Và cũng nếp sinh hoạt phục vụ Tam bảo và hành thiền là bổn phận trọng yếu của đời tu.

     Năm 1982, sư bà Diu Thành v tr ti chùa Bu Long đến nay. Và vn c như thế, hnh phc v và tâm chánh nim thin định vn như là người bn thân nht trong cuc đời sư bà. Sư bà luôn sng vi tâm chân thành phc v Tam bo, bt kì chuyn ln nh gì có th làm được, sư bà sn sàng làm mt cách tn ty hết lòng ch không h le lói chút tâm tư gì so bì hơn thua hay cnh tranh tui h, tui h hơn người mà th hin bc b trên. Gn như s thm thu pháp hành trong sưđã đánh gc cái tôi vn dĩ tn ti trong con người phàm cõi nhân loi. Đến năm nay sư bà Diu Thành đã 83 tui đời và 63 tui đạo, sư bà vn thanh thn trong tng bước đi nh, nói kh và n cười mát m vi mi người.

    Quả thật hình ảnh cuộc đời sư bà Diệu Thành đã tỏa hương sắc sáng ngời như hạng người đến với giáo pháp để đi tìm lõi cây, chứ không phải tìm cành nhánh lá của cây. Cái chất của bậc xuất gia trong giáo pháp của bậc Sammasambuddho (Chánh Đẳng Giác) là thế. Phải nắm chặt trong tay chiếc la bàn tìm về cội nguồn nguyên thủy giáo pháp, cầu đạo tu giải thoát phiền não, chứ không phải tu để thành đạt công danh sự nghiệp trong xã hội Phật giáo.

    Hàng hậu bối chúng con rất ngưỡng mộ sư bà, rất trân quý bậc xuất gia như sư bà. Nhân dịp xuân đến, bài viết thay lời mừng tuổi, chúng con kính chúc Sư bà Diệu Thành sức khỏe an khang, an lạc tự tại, thanh thoát nhẹ nhàng như chính sư bà đang sở hữu.

    Chúng con kính đảnh lễ sư bà Diệu Thành (Tâm Thiện) 83 tuổi đời, 63 tuổi đạo.

     Dhīracittā Therī - TN. Mỹ Thúy

    Mùng 03 tết Tân Sửu 2021

    (*) Sư tổ là ý chỉ Ngài Đại Đức Hộ Tông đã dày công đem Phật Giáo Nguyên Thuỷ về truyền bá trên quê hương Việt Nam. Vì vậy, Chư Tăng và các hàng cận sự nam, cận sữ nữ gọi Ngài như thế để tỏ lòng tôn kính.

     

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.