Upādāpaññattānuyoga: Y Chế Định Cật Vấn

Upādāpaññattānuyoga: Y Chế Định Cật Vấn

    PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ - THERAVĀDA
    ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG VÔ TỶ PHÁP

    KATHĀVATTHU

    BỘ NGỮ TÔNG

    Dịch giả:

    Đại Trưởng lão Hòa Thượng Tịnh Sự

    ĐẠI PHẨM THỨ NHẤT

    Y CHẾ ĐỊNH CẬT VẤN

    (UPĀDĀPAÑÑATTĀNUYOGA)

    92.

    • Tự ngôn: Do nương Sắc mới chế định người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Sắc vô thường là hữu vi nương duyên sanh ra vẫn có sự mất đi, dĩ nhiên có hoại cố nhiên tiêu tan, vẫn phải diệt, thay đổi là lẽ thường phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cho đến người cũng không trường tồn là hữu vi do nhờ duyên sanh ra, lẽ thường phải mất đi, lẽ phải hư hoại, dĩ nhiên phải tiêu tan, cố nhiên phải diệt mất thay đổi là lối thường phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nương Thọ, ... do nương Tưởng, ... do nương Hành, ... do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thức vô thường thành hữu vi nương duyên sanh ra vẫn có sự mất đi, ... vẫn có hư hao, ... vẫn có tiêu tan, ... vẫn có diệt đi, ... vẫn có biến đổi phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người cũng phải vô thường thành hữu vi nương duyên mới sanh ra, vẫn phải có mất, vẫn có hư, vẫn có tan rã, vẫn có diệt đi, vẫn có thay đổi phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    93.

    • Tự ngôn: Do nương Sắc mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương sắc xanh mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nương sắc vàng ... do nương sắc đỏ ... do nương sắc trắng ... do nương sắc thấy đặng ... do nương sắc thấy không đặng ... do nương sắc đụng không đặng mới chế định ra người đụng không đặng phải chăng. Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

    94.

    • Tự ngôn: Do nương Thọ mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Thọ thiện mới chế định ra người thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Do nương Thọ thiện mới chế định ra người thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thọ thiện có dị thục quả, có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng bành tướng tâm, có quả vô hại, lợi ích an vui, quả dị thục lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Cho đến người thiện cũng có dị thục quả, có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng mở mang tâm, có quả vô hại lợi ích an vui và dị thục quả lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

    95.

    • Tự ngôn: Do nương Thọ mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Thọ bất thiện mới chế định ra người bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Do nương Thọ bất thiện mới chế định ra người bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thọ bất thiện có dị thục quả, có quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng mở mang tâm, có quả hại có tăng thêm khổ và có quả dị thục khổ phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cho đến người bất thiện cũng có dị thục quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng mở mang tâm, có quả hại có khổ tăng thêm và có dị thục quả khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

    96.

    • Tự ngôn: Do nương Thọ mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Thọ vô ký mới chế định thành người vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Do nương Thọ vô ký mới chế định thành người vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thọ vô ký không thường, thành hữu vi nương duyên mới sanh ra, lẽ thường có sự mất, vẫn có sự suy đồi, vẫn có sự tan rã, vẫn có sự diệt mất và vẫn có sự đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cho đến người vô ký cũng không trường tồn, thành hữu vi nương duyên sanh ra, vẫn có sự mất, vẫn có sự suy đồi, vẫn có sự tan rã, vẫn có sự tiêu diệt và vẫn có sự đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó …
    • Tự ngôn: Do nương Tưởng ... do nương Hành .... do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Thức thiện mới chế định thành người thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó .
    • Tự ngôn: Do nương Thức thiện mới chế định thành người thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thức thiện có dị thục quả, có quả đáng mong mỏi, quả đáng ưa thích, quả đáng mở mang tâm, quả không hại lợi ích an vui, có quả dị thục lạc phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi
    • Tự ngôn: Cho đến người thiện cũng có dị thục quả, có quả đáng mong mỏi, có quả đáng ưa thích, có quả đáng mở mang tâm, có quả không hại lợi ích an vui, có quả dị thục lạc phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.

    97.

    • Tự ngôn: Do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi
    • Tự ngôn: Do nương Thức bất thiện mới chế định thành người bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nương Thức bất thiện mới chế định thành người bất thiện phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thức bất thiện có dị thục quả, có quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng mở mang tâm, có quả hại, có khổ càng thêm và có quả dị thục phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Cho đến người bất thiện cũng có quả dị thục, quả không đáng mong mỏi, có quả không đáng ưa thích, có quả không đáng mở mang tâm, có quả hại, có khổ càng thêm và có dị thục quả khổ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    98.

    • Tự ngôn: Do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Thức vô ký mới chế định thành người vô ký phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nương Thức vô ký mới chế định thành người vô ký phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Thức vô ký không bền, thành hữu vi nương duyên mới sanh ra thành hữu tận, vẫn có sự hư hoại, vẫn có sự rã tan, vẫn có sự tiêu diệt và vẫn có sự đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Đến đổi người vô ký cũng không trường tồn, là hữu vi nương duyên sanh ra vẫn phải hữu tận, có sự hoại hư, phải tan rã, có sự diệt mất và vẫn có đổi thay phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    99.

    • Tự ngôn: Do nương nhãn mới gọi là người hữu nhãn phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khi nhãn diệt đi rồi mới gọi là người có nhãn đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói như thế đó ...
    • Tự ngôn: Do nương nhĩ ... do nương tỷ ... do nương thiệt... do nương thân ... do nương ý mới gọi là người có ý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khi ý đã diệt mới gọi là người có ý đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    100.

    • Tự ngôn: Do nương Tà kiến mới gọi là người Tà kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khi người Tà kiến đã diệt mới gọi là người Tà kiến đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    101.

    • Tự ngôn: Do nương tà tư duy ... do nương tà ngữ ... do nương tà nghiệp ... do nương tà mạng ... do nương tà tinh tấn ... do nương tà niệm ... do nương tà định mới gọi là người tà định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khi tà định đã diệt mới gọi là người có tà định đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    102.

    • Tự ngôn: Do nương Chánh kiến mới gọi là người Chánh kiến phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Chánh tư duy ... do nương Chánh ngữ ... do nương Chánh nghiệp ... do nương Chánh mạng ... do nương Chánh tinh tấn ... do nương Chánh niệm ... do nương Chánh định mới gọi là người có Chánh định phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khi Chánh định đã diệt thời gọi là người có Chánh định đã diệt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    103.

    • Tự ngôn: Do nương Sắc, do nương Thọ mới chế định là người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Nhị uẩn mới chế định là người Nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nương Sắc, do nương Thọ, do nương Tưởng, do nương Hành, do nương Thức mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Ngũ uẩn mới chế định ra người Ngũ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    104.

    • Tự ngôn: Do nương Nhãn xứ, do nương Nhĩ xứ, mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Nhị xứ mới chế định là người Nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    105.

    • Tự ngôn: Do nương Nhãn xứ, do nương Nhĩ xứ ... do nương Pháp xứ mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Thập nhị xứ mới chế định ra người Thập nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    106.

    • Tự ngôn: Do nương Nhãn giới, do nương Nhĩ giới mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Nhị giới mới chế định ra người Nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    107.

    • Tự ngôn: Do nương Nhãn giới, do nương Nhĩ giới ... do nương Pháp giới mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Thập bát giới mới chế định ra người Thập bát phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    108.

    • Tự ngôn: Do nương Nhãn quyền, do nương Nhĩ quyền mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Nhị quyền mới chế định ra người Nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    109.

    • Tự ngôn: Do nương Nhãn quyền, do nương Nhĩ quyền ... do nương Tri cụ tri quyền (aññātāvindrīya) mới chế định ra người phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Nhị thập nhị quyền mới chế định ra người Nhị thập nhị phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    110.

    • Tự ngôn: Do nương Nhứt uẩn hữu mới chế định ra người Nhứt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Tứ uẩn hữu mới chế định ra người Tứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    111.

    • Tự ngôn: Do nương Nhứt uẩn hữu mới chế định ra người Nhứt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Do nương Ngũ uẩn hữu mới chế định ra người Ngũ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    112.

    • Tự ngôn: Trong Nhứt uẩn hữu chỉ có người Nhứt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Trong Tứ uẩn hữu chỉ có người Tứ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    113.

    • Tự ngôn: Trong Nhứt uẩn hữu chỉ có người Nhứt phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Trong Ngũ uẩn hữu chỉ có người Ngũ phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    114.

    • Tự ngôn: Do nương cội cây mới mới chế định ra bóng cây phải chăng? Thế nào thì chính thế đó do nương Sắc mới chế định ra người phải chăng?
    • Tự ngôn: Do nương cội cây mới chế định ra bóng cây, tuy nhiên cội cây cũng không trường tồn thì bóng cây cũng không trường tồn, thế nào thì chính thế đó do nương Sắc mới chế định ra người mà sắc không trường tồn thì người cũng không trường tồn phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nương cội cây mới chế định ra bóng cây; cây là khác bóng cũng là khác, như thế nào thì cũng như thế đó do nương Sắc mới chế định ra người, sắc là khác người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nương thôn quê mới chế định ra người thôn quê, thôn quê là khác, người thôn quê cũng là khác; như thế nào thì cũng vậy do nương Sắc mới chế định ra người, thì sắc là khác, người là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Do nương quốc gia mới chế định ra vua, như thế nào thì giống như thế đó do nương Sắc mới chế định ra người phải chăng?
    • Tự ngôn: Do nương quốc gia mới chế định ra vua, quốc gia là khác vua cũng khác. Như thế nào thì cũng như thế đó do nương Sắc mới chế định ra người; sắc là khác, người cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Cái còng (chân) không phải là người bị còng chân. Cái còng chân có với người nào thì riêng người đó gọi là người bị còng. Như thế nào thì cũng như thế đó sắc không phải người có sắc, sắc có với người nào thì riêng người đó gọi là người có sắc phải chăng?
    • Tự ngôn: Cái còng (chân) không phải người bị còng chân. Cái còng chân có với người nào thì riêng người đó gọi là người bị còng chân. Cái còng chân là khác, người bị còng chân cũng là khác; như thế nào thì cũng như thế đó, sắc không phải là người có sắc, sắc có với người nào thì riêng người đó gọi là người có sắc. Sắc là khác, người có sắc cũng là khác phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    115.

    • Tự ngôn: Chế định ra người do trong mỗi cái tâm phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Mỗi cái tâm chỉ sanh ra cho một người, từ tái tục cho đến già, đến chết, luôn sanh ra nữa phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...
    • Tự ngôn: Khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng người đó hoặc người khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng con trai hoặc con gái phải chăng? Phản ngữ: Nên nói.
    • Tự ngôn: Xin Ngài lãnh hội chinh lệ dù rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói là người đó hoặc người khác. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng con trai hay con gái. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Nên nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không đặng nói là người đó hay người khác. Nhưng nên nói là con trai hoặc con gái, như thế vậy là sai”. Dù rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra nên nói là con trai hoặc con gái, chính do nhân đó Ngài mới nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra nên nói rằng người đó hoặc người khác. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy phải nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói là người đó hay người khác, nhưng nên nói là con trai hoặc con gái như thế vậy là sai.

    116.

    • Tự ngôn: Khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng người đó hay là người khác phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói rằng là nữ hoặc nam ... hay cư sĩ hoặc xuất gia ... hay là Chư thiên hoặc nhân loại phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Xin Ngài lãnh hội chinh lệ dù rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không thể nói là người này hay người khác. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh không thể nói là Chư thiên hay nhân loại. Mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Khi cái tâm thứ hai sanh không thể nói đó là người này hay người khác, mà phải nói rằng đó là Chư thiên hay nhân loại, như thế vậy là sai”. Dù cho rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra nên nói là Chư thiên hay nhân loại, chính do nhân đó, Ngài mới nói là khi cái tâm thứ hai sanh ra nên nói đặng là người đó hoặc người khác, mà Ngài tường thuật trong vấn đề đó như vầy: “Phải nói rằng khi cái tâm thứ hai sanh ra không nên nói là người đó hay người khác, nhưng nên nói là Chư thiên hoặc nhân loại, như thế vậy là sai”.

    117.

    • Phản ngữ: Không nên nói Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Người nào thấy, thấy sắc nào, thấy bằng con mắt nào mới nên nói rằng người đó thấy, thấy sắc đó, thấy với con mắt đó phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Dù rằng người nào thấy, thấy sắc nào, thấy bằng con mắt nào mới nói đặng là người đó thấy, thấy sắc đó, thấy bằng con mắt đó. Chính do nhân đó, Ngài mới nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý.

    118.

    • Phản ngữ: Không nên nói rằng Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Người nào nghe ... Người nào ngửi ... Người nào nếm ... Người nào đụng ... Người nào biết, biết cảnh pháp đó, biết bằng tâm đó phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Dù rằng người nào biết, biết cảnh pháp nào, biết bằng tâm nào mới nói đặng là người đó biết, biết cảnh pháp đó bằng tâm đó. Chính do nhân ấy, Ngài mới nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý.

    119.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người nào chẳng đặng thấy, chẳng đặng thấy sắc nào, chẳng đặng thấy với con mắt nào, không nên nói rằng người đó thấy, không nên nói rằng thấy sắc đó, không nên nói rằng thấy với con mắt đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Dù rằng người nào chẳng đặng thấy, chẳng đặng thấy sắc nào, chẳng đặng thấy bằng con mắt nào, không nên nói rằng người đó thấy, không nên nói rằng thấy sắc đó, không nên nói rằng thấy bằng con mắt đó, cũng không nên nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý.

    120.

    • Tự ngôn: Ngài nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Người nào chẳng đặng nghe ... Người nào chẳng đặng ngửi ... Người nào chẳng đặng nếm ... Người nào chẳng đặng đụng ... Người nào chẳng đặng biết, chẳng đặng biết cảnh pháp nào, chẳng đặng biết bằng ý nào, không nên nói rằng người đó biết, không nên nói rằng biết cảnh pháp đó, không nên nói biết bằng ý đó phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Dù rằng người nào không đặng biết, không đặng biết cảnh pháp nào, không đặng biết với ý nào, không nên nói rằng người đó biết, không nên nói rằng biết cảnh pháp đó, không nên nói rằng biết bằng ý đó, cũng chớ nói rằng tôi nhận thấy người bằng chân thể siêu lý.

    121.

    • Phản ngữ: Không nên nói rằng nhận thấy người đặng bằng chân thể siêu lý phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Đức Thế Tôn có phán như vậy: “Này chư Phíc-khú, ta thấy tất cả chúng sanh đang tử, đang sanh hoặc hèn hạ, hoặc cao sang, hoặc có nhan sắc tốt, hoặc có nhan sắc xấu, hoặc thành lạc thú, hoặc thành khổ thú bằng Thiên nhãn trong sạch hơn mắt của nhân loại, vẫn biết rõ tất cả chúng sanh động tác theo nghiệp”, như thế là nghe có thật phải chăng? Tự ngôn: Phải rồi.
    • Phản ngữ: Nếu thế đó cũng nhận thấy người đặng theo chân thể siêu lý chớ gì?
    • Tự ngôn: Ngài đã nhứt định rằng Đức Thế Tôn có phán như vầy: “Này Chư Phíc-khú, ta thấy tất cả chúng sanh đang tử đang sanh, hoặc thấp hèn, hoặc cao sang, hoặc có nhan sắc tốt, hoặc có nhan sắc xấu, hoặc thành lạc thú, hoặc thành khổ thú, thấy bằng Thiên nhãn trong sạch hơn con mắt của nhân loại, vẫn biết rõ tất cả chúng sanh tác động theo nghiệp”, như thế chính do nhân đó, Ngài mới nhận thấy người bằng chân thể siêu lý phải chăng? Phản ngữ: Phải rồi.
    • Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài thấy sắc hoặc thấy người bằng Thiên nhãn trong sạch hơn con mắt của nhân loại. Phản ngữ: Ngài thấy sắc.
    • Tự ngôn: Sắc là người, sắc tử, sắc sanh, sắc động tác theo nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài thấy sắc hoặc thấy người bằng Thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt của nhân loại. Phản ngữ: Ngài thấy người.
    • Tự ngôn: Người là sắc như Sắc xứ, như là Sắc giới (rūpadhātu), như là sắc xanh, như là sắc vàng, như là sắc đỏ, như là sắc trắng, như là đồ đạc biết với con mắt, chạm đến con mắt, đưa ra đến đường con mắt phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó.
    • Tự ngôn: Đức Thế Tôn Ngài thấy sắc hoặc thấy người bằng Thiên nhãn thanh tịnh hơn mắt của nhân loại. Phản ngữ: Ngài thấy cả hai thứ.
    • Tự ngôn: Cả hai thứ như là Sắc, như là Sắc xứ, như là Sắc giới; cả hai thứ như là màu xanh, cả hai thứ như là màu vàng, cả hai thứ như là màu đỏ, cả hai thứ như là màu trắng, cả hai thứ như là đồ đạc biết đặng bằng mắt, cả hai thứ chạm nơi nhân, cả hai thứ đưa đến đường lối của mắt, cả hai thứ tử, cả hai thứ sanh, cả hai thứ động tác theo nghiệp phải chăng? Phản ngữ: Không nên nói thế đó...

    Dứt Y chế định cật vấn

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.