Vấn đề người tốt, người ác phần đông ở đời ai cũng hiểu. Nhưng trong Phật giáo thì người tốt, người ác có sự khác nhau không?

Vấn đề người tốt, người ác phần đông ở đời ai cũng hiểu. Nhưng trong Phật giáo thì người tốt, người ác có sự khác nhau không?

    Để phân biệt người ác với người thiện, Đức Phật dạy trong bài kinh Sikkhapadasutta.

    Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

    “- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai sẽ thuyết giảng về người ác và người ác hơn người ác, người thiện và người thiện hơn người thiện. Các con hãy lắng nghe, nên chú tâm lắng nghe.”

    Vâng lời theo Đức-Thế-Tôn, chư tỳ-khưu chú tâm lắng nghe lời giáo huấn của Đức-Phật.

    * Người ác - người ác hơn người ác

    Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

    - Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người ác?

    - Này chư tỳ-khưu! Trong đời này, số người nào là người sát-sinh, là người trộm-cắp, là người tà-dâm, là người nói-dối, là người uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

    - Này chư tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người ác.

    - Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người ác hơn người ác?

    - Này chư tỳ-khưu! Trong đời này, số người nào tự mình sát-sinh, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng sát-sinh.

    Số người nào tự mình trộm-cắp, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng trộm-cắp.

    Số người nào tự mình hành tà-dâm, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng hành tà-dâm.

    Số người nào tự mình nói-dối, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng nói-dối.

    Số người nào tự mình uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến, mời mọc người khác cùng uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

    - Này chư tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người ác hơn người ác.

    * Người thiện - người thiện hơn người thiện

    Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

    - “Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người thiện?

    - Này chư tỳ-khưu! Trong đời này, số người nào là người tránh xa sự sát-sinh, là người tránh xa sự trộm- cắp, là người tránh xa sự tà-dâm, là người tránh xa sự nói-dối, là người tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

    - Này chư tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người thiện.

    - Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người thiện hơn người thiện?

    - Này chư tỳ-khưu! Trong đời này, số người nào tự mình tránh xa sự sát-sinh, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự sát-sinh.

    Số người nào tự mình tránh xa sự trộm-cắp, còn động viên, tác-động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự trộm-cắp.

    Số người nào tự mình tránh xa sự tà-dâm, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự tà-dâm.

    Số người nào tự mình tránh xa sự nói-dối, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự nói-dối.

    Số người nào tự mình tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

    - Này chư tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người thiện hơn người thiện.”

    Như vậy, nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết tự trọng, có tác-ý trong ác-tâm phạm điều-giới nào trong ngũ-giới thì người ấy bị gọi là người ác.

    Nếu người ác tự mình phạm điều-giới nào trong ngũ- giới, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng phạm điều-giới ấy trong ngũ-giới thì người ác ấy bị gọi là người ác hơn người ác.

    * Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội- lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn thì người ấy được gọi là người thiện.

    Nếu người thiện tự mình giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn thì người thiện ấy được gọi là người thiện hơn người thiện.

    Ví dụ: Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết tự trọng, có tác-ý trong ác-tâm tự mình uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, phạm điều- giới uống rượu, bia và các chất say, nên tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say thì người ấy bị gọi là người ác.

    Nếu người ác nào tự mình uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, nên tạo ác- nghiệp uống rượu, bia và các chất say;; mà còn động viên, tác động, mời mọc, tiếp đãi người khác cũng uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, cũng phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, cũng tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say, thì người ác ấy bị gọi là người ác hơn người ác.

    * Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội- lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, nên tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say thì người ấy được gọi là người thiện.

    Nếu người thiện nào tự mình tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say; mà còn động viên, tác động, khuyến khích, khuyên dạy người khác cũng có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, cũng tạo đại-thiện- nghiệp không uống rượu, bia và các chất say thì người thiện ấy được gọi là người thiện hơn người thiện.

    Trích: Phước Thiện Giữ Giới (Sīlakusala), Quyển Phước Thiện, Soạn giả Tỳ Khưu Hộ Pháp.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.