Vòng tử sinh luân hồi (Saṃsāravaṭṭa)

Vòng tử sinh luân hồi (Saṃsāravaṭṭa)

    TÌM HIỂU VÒNG TỬ SINH LUÂN-HỒI (SAṂSĀRAVAṬṬA)
    Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)

     

    VÒNG TỬ SINH LUÂN-HỒI (SAṂSĀRAVAṬṬA)

    Tất cả mọi chúng-sinh còn là phàm-nhân (chưa phải bậc Thánh-nhân) dù là vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh Phi-tưởng- phi-phi-tưởng-xứ-thiên có tuổi thọ lâu dài nhất đến 84.000 đại-kiếp trái đất, nhưng đến khi hết tuổi thọ, cũng phải chuyển kiếp, có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại- quả-tâm  hợp  với  trí-tuệ  gọi  là  paṭisandhicitta: dục-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau xuống cõi thiện-dục-giới đầu thai làm người hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời dục- giới, hưởng an-lạc trong cõi thiện dục-giới ấy cho đến khi hết tuổi thọ, rồi trở lại vòng luẩn quẩn tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, như vậy:

    - Ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác- nghiệp, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.

    - Dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục- giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp cho đến khi hết tuổi thọ, rồi chuyển kiếp (tử), nghiệp cho quả tái- sinh kiếp sau sang cõi-giới khác tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy.

    Sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hưởng quả an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ, rồi chuyển kiếp (tử), nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau sang cõi-giới khác tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy.

    Vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, hưởng quả an- lạc cho đến khi hết tuổi thọ, rồi chuyển kiếp (tử), nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau sang cõi-giới khác tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy.

    Như vậy, dù chúng-sinh được sinh ra trong cõi-giới nào cũng chỉ được tạm trú tại cõi-giới ấy cho đến hết tuổi thọ mà thôi, không có ai được thường trú tại cõi-giới nào vĩnh viễn được. Cho nên, nếu chúng-sinh nào còn là hạng phàm- nhân (chưa phải bậc Thánh-nhân) thì chúng-sinh ấy vẫn còn luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân- hồi trong ba giới bốn loài, hoàn toàn chỉ tùy thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp của chúng- sinh ấy mà thôi.

    NGUỒN GỐC CỦA VÒNG TỬ SINH LUÂN-HỒI

    Thật ra, nguồn gốc của vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài chúng-sinh đó chính là vòng  thập-nhị-duyên-sinh  (paṭiccasamuppāda) gồm có 12 chi-pháp liên kết với nhau theo định luật nhân-quả liên-hoàn, mà Đức-Phật đã thuyết giảng như sau:

    “Avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārāpaccayā viññāṇaṃ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ, nāma- rūpapaccayā saḷāyatanaṃ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṃ, upādāna-paccayā bhāvo, bhāvapaccayā jāti, jātipaccayā jarā-maraṇa-soka-parideva-dukkha-domanassu- pāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.” (1)

    Ý nghĩa

    1. Avijjāpaccayā saṅkhārā sambhavanti: Các pháp-hành phát sinh do vô-minh làm duyên.

    2. Saṅkhārāpaccayā viññāṇaṃ sambhavati: Tam-giới quả-tâm-thức phát sinh do các pháp- hành làm duyên.

    3. Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ sambhavati: Danh-pháp và sắc-pháp phát sinh do tam-giới quả-tâm-thức làm duyên.

    4. Nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ sambhavati: Lục-xứ phát sinh do danh-pháp, sắc-pháp làm duyên.

    5. Saḷāyatanapaccayā phasso sambhavati: Lục-xúc phát sinh do lục-xứ làm duyên.

    6. Phassapaccayā vedanā sambhavati: Lục-thọ phát sinh do lục-xúc làm duyên.

    7. Vedanāpaccayā taṇhā sambhavati: Lục-ái phát sinh do lục-thọ làm duyên.

    8. Taṇhāpaccayā upādānaṃ sambhavati: Tứ- thủ phát sinh do lục-ái do làm duyên.

    9. Upādānapaccayā bhāvo sambhavati: Nhị- hữu phát sinh do tứ-thủ làm duyên.

    10. Bhāvapaccayā jāti sambhavati: Sự tái-sinh phát sinh do nhị-hữu làm duyên.

    11. Jātipaccayā jarā-maraṇa-soka-parideva-dukkha-domanassupāyāsā sambhavanti:  Lão, tử, sầu-não, khóc than, khổ thân, khổ tâm, nỗi khổ cùng cực phát sinh do tái-sinh làm duyên.

    12. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti: Sự sinh của toàn khổ-uẩn đều do vô-minh, v.v… làm duyên.

    Thập-nhị-duyên-sinh có 12 chi-pháp, mà mỗi chi-pháp không thuần là quả, không thuần là nhân. Thật ra, quả của pháp trước, rồi làm nhân cho pháp sau tiến triển theo nhân-quả liên hoàn trong vòng thập-nhị-duyên-sinh không có chi- pháp bắt đầu, cũng không có chi-pháp cuối cùng, nên vô-minh không phải là chi-pháp bắt đầu mà là nhân quá-khứ, còn lão, tử không phải là chi- pháp cuối cùng mà là quả hiện-tại.

    Thập-nhị-duyên-sinh có 12 chi-pháp phân chia theo nhân quả trong 3 thời như sau:

    - Vô-minh (avijjā), hành (saṇkhārā) thuộc về nhân quá-khứ.

    - Quả-tâm-thức, sắc-pháp và danh-pháp, lục- xứ, lục-xúc, lục-thọ thuộc về quả hiện-tại.

    - Lục-ái, tứ-thủ, nghiệp-hữu thuộc về nhân hiện-tại.

    - Tái-sinh, lão, tử, sầu-não, khóc than, khổ thân, khổ tâm, nỗi khổ cùng cực thuộc về quả vị lai.

    GIẢI THÍCH 12 CHI-PHÁP CỦA THẬP-NHỊ-DUYÊN-SINH

    1- Vô-minh (avijjā) đó là si tâm-sở (moha- cetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

    * Vô-minh phát sinh không biết 8 pháp đó là:

    - Dukkhe añāṇaṃ: Không biết ngũ-uẩn chấp- thủ là khổ-đế.

    - Dukkhasamudaye añāṇaṃ: Không biết tham-ái là nhân sinh khổ-đế.

    - Dukkhanirodhe añāṇaṃ: Không biết Niết- bàn là pháp diệt khổ-đế.

    - Dukkhanirodhagāminīpaṭipadāya añāṇaṃ: Không biết bát-chánh-đạo là pháp-hành dẫn đến diệt khổ-đế.

    2- Hành (saṅkhārā) đó là tác-ý tâm-sở (cetanā- cetasika) đồng sinh với 29 tâm, là quả của vô-minh:

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới thiện- tâm.

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm.

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 4 vô-sắc-giới thiện-tâm.

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 29 tâm này là quả của vô-minh, được phát sinh do vô-minh làm duyên. “Quả-tâm-thức phát sinh do các hành làm duyên.”

    3- Quả-tâm-thức (viññāṇa) đó là tam-giới quả-tâm-thức gồm có 32 quả-tâm là quả của các hành đó là:

    - Dục-giới quả-tâm-thức có 23 tâm.

    - Sắc-giới quả-tâm-thức có 5 tâm.

    Vô-sắc-giới quả-tâm-thức có 4 tâm. 32 tam-giới quả-tâm-thức có 2 phận sự:

    3.1-Paṭisandhiviññāṇa: Tam-giới tái-sinh-tâm gồm có 19 quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 11 cõi dục-giới, 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên:

    - 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp thuộc về bất-thiện-quả vô-nhân- tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác- giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh.

    - 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp bậc thấp thuộc về thiện- quả vô-nhân-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi người hoặc chư-thiên bậc thấp thuộc về hạng đui mù, câm điếc, tật nguyền,… từ khi tái-sinh, hạng người hoặc chư-thiên này gọi là hạng người vô-nhân cõi dục-giới.

    - 8 dục-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người trong cõi người hoặc làm chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới.

    - 5 sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm phạm-thiên trên 15 cõi trời sắc-giới.

    - 4 vô-sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái- sinh kiếp sau làm phạm-thiên trên 4 cõi trời vô- sắc-giới.

    3.2- Pavattiviññāṇa: Tam-giới quả-tâm gồm có 32 tâm làm phận sự sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại.

    32 tam-giới quả-tâm này có phận sự thọ nhận quả xấu của bất-thiện-nghiệp hoặc quả tốt của thiện-nghiệp của các chúng-sinh ấy.

    32 tam-giới quả-tâm này là quả của các hành, được phát sinh do hành làm duyên.

    “Danh-pháp, sắc-pháp, phát sinh do quả- tâm-thức làm duyên.”

    Pubbante añāṇaṃ: Không biết ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ.

    Aparante añāṇaṃ: Không biết ngũ-uẩn, sắc- pháp, danh-pháp trong vị lai.

    Pubbantāparante añāṇaṃ: Không biết ngũ- uẩn, sắc-pháp, danh-pháp trong quá-khứ và vị lai.

    Idappaccayatā paṭiccasamuppannesu dham- mesu añāṇaṃ: Không biết nhân-duyên phát sinh các pháp trong thập-nhị-duyên-sinh.

    Vô-minh không biết 8 pháp này làm duyên, nên các hành phát sinh.

    4- Danh-pháp (nāmadhamma) đó là 35 tâm-sở đồng sinh với 32 tam-giới quả-tâm và Sắc-pháp (rūpadhamma) là sắc-pháp phát sinh do nghiệp và sắc-pháp phát sinh do tâm, sau khi đã tái-sinh.

    Những danh-pháp và sắc-pháp này là  quả của 32 tâm-thức, được phát sinh do 32 tam-giới quả-tâm-thức làm duyên.

    “Lục-xứ phát sinh do danh-pháp, sắc-pháp làm duyên.”

    5- Lục-xứ (sāḷāyatana) đó là 6 xứ nơi tiếp nhận 6 đối-tượng: Nhãn-xứ, nhĩ-xứ, tỷ-xứ, thiệt- xứ, thân-xứ, ý-xứ.

    Lục-xứ này là quả của danh-pháp, sắc-pháp được phát sinh do danh-pháp, sắc-pháp làm duyên

    “Lục-xúc phát sinh do lục-xứ làm duyên.”

    6- Lục-xúc (phassa) đó là nhãn-xúc, nhĩ-xúc, tỷ-xúc, thiệt-xúc, thân-xúc, ý-xúc.

    Lục-xúc này là quả của lục-xứ được phát sinh do lục-xứ làm duyên.

    “Lục-thọ phát sinh do lục-xúc làm duyên.”

    7- Lục-thọ (vedanā) đó là nhãn-xúc-thọ, nhĩ- xúc-thọ, tỷ-xúc-thọ, thiệt-xúc-thọ, thân-xúc-thọ, ý-xúc-thọ.

    Lục-thọ này là quả của lục-xúc được phát sinh do lục-xúc làm duyên.

    “Lục-ái phát sinh do lục-thọ làm duyên.”

    8- Lục-ái (taṇhā) đó là sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái.

    Lục-ái này là quả của lục-thọ được phát sinh do lục-thọ làm duyên.

    “Tứ-thủ phát sinh do lục-ái làm duyên.”

    9- Tứ-thủ (upādāna) đó là 4 pháp chấp-thủ: chấp-thủ trong ngũ-dục, chấp-thủ trong kiếp, chấp-thủ trong pháp-hành sai, chấp-thủ trong ngã-kiến.

    4 pháp chấp-thủ này là quả của lục-ái được phát sinh do lục-ái làm duyên.

    “Nhị-hữu phát sinh do tứ-thủ làm duyên.”

    10- Nhị-hữu (bhava) có 2 loại: Nghiệp-hữu và cõi-giới-hữu.

    10.1- Nghiệp-hữu (kammabhava) đó là tác-ý tâm-sở (cetanācetasika).

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới thiện- tâm.

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện- tâm.

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 4 vô-sắc-giới thiện-tâm.

    - Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 29 tam-giới tâm này gọi là nghiệp-hữu.

    10.2- Cõi-giới-hữu (uppattibhava) đó là cõi- giới, là nơi sinh của tất cả chúng-sinh trong tam- giới, gồm có 31 cõi-giới.

    Nghiệp-hữu và cõi-giới-hữu này là quả của tứ-thủ được phát sinh do tứ-thủ làm duyên.

    “Tái-sinh phát sinh do nhị-hữu làm duyên.”

    11- Tái-sinh (jāti) đó là tái-sinh kiếp sau, sự sinh đầu tiên của tam-giới quả-tâm trong ba giới bốn loài thuộc ba loại chúng-sinh do năng lực quả của bất-thiện-nghiệp hoặc quả của thiện- nghiệp của chúng-sinh ấy.

    - Chúng-sinh có ngũ-uẩn trong 11 cõi dục- giới và 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên).

    - Chúng-sinh có tứ-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) trong 4 tầng trời vô-sắc- giới phạm-thiên.

    - Chúng-sinh có nhất-uẩn là sắc-uẩn trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên.

    Sự tái-sinh đầu tiên của tam-giới quả-tâm và sắc-pháp phát sinh do nghiệp là quả của nghiệp- hữu được phát sinh do nghiệp-hữu làm duyên.

    “Lão, tử, … phát sinh do tái-sinh làm duyên.”

    12- Lão, tử, … (jarā-maraṇa-…) đó là sự già, sự chết, … là quả của sự tái-sinh.

    - Sự già (jarā) đó là thời gian trụ của tam-giới quả-tâm và sắc-pháp phát sinh do nghiệp, là quả của sự tái-sinh.

    - Sự chết (maraṇa) đó là thời gian diệt của tam-giới quả-tâm và sắc-pháp phát sinh do nghiệp gọi là “chết”, là quả của sự tái-sinh.

    Sự già, sự chết, … là quả của sự tái-sinh được phát sinh do tái-sinh làm duyên.

    Thập-nhị-duyên-sinh có 12 chi-pháp ví như vòng xích gồm có 12 mắt xích gắn bó lại với nhau.

    Cũng như vậy, vòng tử sinh luân-hồi thập- nhị-duyên-sinh có 12 chi-pháp, từ vô-minh đến lão, tử… Mỗi chi-pháp không thuần là nhân, không thuần là quả, mà sự thật mỗi chi-pháp là quả của chi-pháp trước, rồi làm nhân của chi-pháp sau theo nhân-quả liên-hoàn từng đôi với nhau như vậy.

    Vì vậy, nhân và quả trong thập-nhị-duyên- sinh liên quan đến chi-pháp trước với chi-pháp sau liên hoàn với nhau theo mỗi đôi. Nếu chỉ riêng rẽ mỗi chi-pháp nào thì không thể gọi là nhân, cũng không thể gọi là quả.

    (Ví dụ: Ông B là con của ông A, cũng là cha của ông C. Nếu chỉ riêng một mình ông B thì không thể gọi là con, cũng không thể gọi là cha.)

    Cho nên, vòng luân-hồi thập-nhị-duyên-sinh theo định luật nhân-quả liên-hoàn 12 chi-pháp kết nối vào nhau thành vòng không có chi-pháp bắt đầu, cũng không có chi-pháp cuối cùng.

    Đối với chúng-sinh còn có vô-minh và tham- ái, thì vô-minh không phải là chi-pháp bắt đầu, và lão, tử… cũng không phải là chi-pháp cuối cùng.

    Thật vậy, vô-minh là nhân-duyên quá-khứ, không phải là nhân-duyên bắt đầu, vì vô-minh còn là quả của 4 pháp-trầm-luân. Như Đức-Phật dạy:

    “Āsavasamudayā avijjāsamudayo …”(2)

    “Do có sự sinh của bốn pháp trầm-luân, nên có sự sinh của vô minh ...”

    Và lão, tử, … chỉ là chi-pháp cuối cùng của mỗi kiếp mà thôi. Nếu chúng-sinh nào còn có vô-minh và tham-ái sau khi chết, thì nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau. Kiếp sau như thế  nào, hoàn toàn chỉ tùy thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy mà thôi.

    VÒNG TAM-LUÂN

    Vòng tử sinh luân-hồi thập-nhị-duyên-sinh có 12 chi-pháp này được phân chia thành tam-luân, luân chuyển theo chiều hướng nhất định:

    1- Phiền-não-luân gồm có 3 chi-pháp: vô- minh, lục-ái, tứ-thủ.

    2- Nghiệp-luân gồm có 2 chi-pháp: hành, nghiệp-hữu(3).

    3- Quả-luân gồm có 8 chi-pháp: cõi-giới-hữu, thức, danh-sắc, lục-xứ, lục-xúc, lục-thọ, sinh, lão tử, ...

    Vòng tử sinh luân-hồi “thập-nhị-duyên-sinh” luân chuyển theo ba luân: phiền-não-luân → nghiệp-luân → quả-luân → phiền-não-luân … từ kiếp này sang kiếp khác tiếp nối với nhau, từ vô thủy trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại, và sẽ còn những kiếp vị-lai, đối với chúng-sinh còn phiền-não-luân.

    Vòng tử sinh luân-hồi và vòng tam-luân

    Giải thích vòng tam-luân

    Chúng-sinh còn vô-minh, lục-ái, tứ-thủ làm nhân-duyên khiến tạo bất-thiện-nghiệp, thiện- nghiệp do thân, khẩu, ý.

    PHIỀN-NÃO-LUÂN LÀM NHÂN-DUYÊN TẠO NGHIỆP- LUÂN

    Phiền-não làm nhân-duyên tạo ác-nghiệp

    Có số chúng-sinh do vô-minh và tham-ái không biết rõ bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) cho quả khổ trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai. Và cũng có số chúng-sinh tuy có biết bất- thiện-nghiệp (ác-nghiệp) cho quả khổ như vậy, nhưng vì vô-minh, tham-ái có nhiều năng lực, nên khiến tạo mọi bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) bằng thân, bằng khẩu, bằng ý như sau:

    - Thân hành ác như: sát-sinh, trộm cắp, tà dâm.

    - Khẩu nói ác như: nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích.

    - Ý nghĩ ác như: tham lam, thù hận, tà-kiến.

    Phiền-não làm nhân-duyên tạo thiện-nghiệp

    Có số chúng-sinh do vô-minh không biết rõ chân-lý tứ Thánh-đế, không biết khổ của ngũ- uẩn, vì vậy, muốn hưởng sự an-lạc tạm thời, nên tạo mọi thiện-nghiệp:

    - Dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm người hoặc làm vị thiên-nam hoặc thiên- nữ trong 6 cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc tạm thời cho đến khi hết tuổi thọ tại cõi thiện dục-giới ấy.

    - Sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, hưởng an-lạc tạm thời cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm- thiên ấy.

    - Vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, hưởng an-lạc tạm thời cho đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc- giới phạm-thiên ấy.

    Sự an-lạc trong tam-giới này không phải là sự-thật chân-lý, mà chỉ có tính cách tạm thời tùy theo năng lực quả của thiện-nghiệp ấy mà thôi.

    Như vậy, gọi là phiền-não luân khiến tạo nghiệp-luân.

    NGHIỆP-LUÂN CHO QUẢ-LUÂN

    Chúng-sinh còn phiền-não khiến đã tạo bất- thiện-nghiệp (ác-nghiệp), tạo đại-thiện-nghiệp, nếu khi nghiệp nào có cơ hội thì nghiệp ấy cho quả, chúng-sinh ấy thọ quả của nghiệp ấy.

    Nếu bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại, thì phải chịu quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy như sau:

    - Nhãn-thức-tâm thấy các đối-tượng xấu.

    - Nhĩ-thức-tâm nghe các đối-tượng thanh dở.

    - Tỷ-thức-tâm ngửi các đối-tượng mùi hôi.

    - Thiệt-thức-tâm nếm các đối-tượng vị dở.

    - Thân-thức-tâm tiếp xúc các vật thô cứng.

    - Ý-thức-tâm biết các điều xấu, điều ác.

    Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu bất-thiện- nghiệp (ác-nghiệp) có cơ hội cho quả thì tái-sinh kiếp sau 1 trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh tùy theo năng lực quả của ác- nghiệp ấy, chúng-sinh ấy phải chịu khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy trong cõi ác-giới, rồi tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy.

    Nếu đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại thì được hưởng quả tốt, quả an-lạc như sau:

    - Nhãn-thức-tâm nhìn thấy các đối-tượng tốt.

    - Nhĩ-thức-tâm nghe các đối-tượng thanh hay.

    - Tỷ-thức-tâm ngửi các đối-tượng mùi thơm.

    - Thiệt-thức-tâm nếm các đối-tượng vị ngon.

    - Thân-thức-tâm tiếp xúc các vật mềm mại.

    - Ý-thức-tâm biết các điều tốt, điều thiện.

    Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu đại-thiện- nghiệp có cơ hội cho quả thì tái-sinh kiếp sau đầu-thai làm người trong cõi người, hoặc tái- sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ tại cõi trời dục-giới ấy, phải tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy.

    Nếu có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả trong thời- kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy gọi là paṭisandhicitta: sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên. Vị phạm-thiên ấy hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi phải tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của vị phạm-thiên ấy.

    Nếu có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền  vô-sắc-giới  quả-tâm  ấy gọi  là  paṭisandhi- citta: vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái- sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên. Vị phạm-thiên ấy hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy, rồi phải tái- sinh kiếp sau trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của vị phạm-thiên ấy.

    QUẢ-LUÂN SINH PHIỀN-NÃO-LUÂN

    Quả-luân là sự hiện hữu của chúng-sinh trong tam-giới:

    - Chúng-sinh có ngũ-uẩn (sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) trong 11 cõi dục- giới, 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên).

    - Chúng-sinh có tứ-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn (không có sắc-uẩn) trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

    - Chúng-sinh có nhất-uẩn là sắc-uẩn (không có 4 danh-uẩn) trong tầng trời sắc-giới phạm- thiên Vô-tưởng-thiên.

    Nếu chúng-sinh nào trong cõi dục-giới chưa diệt tận  được mọi phiền-não, vô-minh,  tham-ái,… khi có cơ hội thì phiền-não phát sinh làm nhân duyên khiến tạo nên bất-thiện-nghiệp (ác- nghiệp) hoặc thiện-nghiệp tùy theo khả năng của mỗi chúng-sinh, rồi trở lại vòng tam-luân chuyển biến không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

    Tam-luân này chuyển biến theo định luật nhân và quả như sau:

    Phiền-não-luân là nhân, nghiệp-luân là quả; nghiệp-luân là nhân, quả-luân là quả; quả-luân là nhân, phiền-não-luân là quả và tiếp diễn như vậy thành vòng tam-luân trong vòng tử sinh luân-hồi thập-nhị-duyên-sinh.

    -ooo0ooo-

    (1) Vinayapiṭaka, Mahāvaggapāḷi, Bodhikathā.
    (2) Abhidhammapiṭaka, bộ Vibhaṅgapāḷi.
    (3) Bhavo: Hữu là sự sinh có 2 loại: nghiệp-hữu là sự sinh của nghiệp và cõi-hữu là sự sinh quả của nghiệp đó là sự tái-sinh kiếp sau.

    Trang Website được thành lập và quản lý bởi các cận sự nam, cận sự nữ trong Phật Giáo. Mục đích nhằm lưu trữ, số hoá kinh sách và tài liệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ - Theravāda.